Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Chỉ số PH dạ dày là gì bạn đã biết hay chưa?

Ngày 23/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chỉ số PH là gì? Chỉ số PH có vai trò như thế nào đối với sức khỏe? Là những câu hỏi mà được rất nhiều người đặt ra. Vậy, bạn đã biết cụ thể chỉ số PH dạ dày là gì hay chưa?

Nhìn chung, nồng độ PH trong dạ dày đóng vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong dạ dày, duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa luôn trong trạng thái ổn định. Nếu còn chưa biết cụ thể chỉ số PH dạ dày là gì? Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Chỉ số PH dạ dày là gì?

PH dạ dày là sự kết hợp của axit hydrochloric (HCl) và enzyme pepsin, những yếu tố nội tạng có sự hiện diện của HCL, PH dạ dày. Chỉ số nồng độ PH dạ dày sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Thời điểm có thể thấy rõ sự khác biệt nhất là vào lúc ăn uống và khi nghỉ ngơi.

Khi chúng ta ăn, dạ dày sẽ tiết ra các loại enzym để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa đồng thời làm thay đổi chỉ số PH trong dạ dày. Sau một bữa ăn có chứa nhiều protein, chỉ số PH của dạ dày có thể chỉ còn ở mức 1 cho đến 2. Chỉ khi đã hoàn thành quá trình tiêu hóa, dạ dày trở về trạng thái nghỉ ngơi thì nồng độ axit mới tăng trở lại.

Trung bình mỗi ngày dạ dày sẽ tiết ra khoảng 1,5 lít dịch. Trong dịch có chứa enzyme tiêu hóa, nước và chất nhầy. Có khoảng 160 triệu HCl trong mỗi lít dịch được dạ dày tiết ra có nồng độ PH trong dạ dày thường đạt mức 1 đến 2.

Chỉ số PH dạ dày bình thường sẽ là từ 1.6 đến 2.4. PH dạ dày được xem là chất xúc tác giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên thuận lợi hơn. Không chỉ có thế, PH dạ dày cũng có thể chống lại các tác nhân gây hại cho đường ruột, đặc biệt là các loại vi khuẩn. Do đó, để duy trì sự ổn định trong môi trường dạ dày thì việc cân bằng PH dạ dày là vô cùng cần thiết, tránh gặp phải các dấu hiệu khó chịu như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,... do nồng độ PH trong dạ dày bị thay đổi.

Chỉ số PH dạ dày là gì bạn đã biết hay chưa?1
Chỉ số PH dạ dày sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau

Vai trò của PH dạ dày

Vai trò của PH dạ dày là gì? Cụ thể, công dụng chính của PH dạ dày là giúp hòa tan các muối khó tan trong quá trình chúng ta ăn uống. Không chỉ có thế, axit clohydric còn có tác dụng xúc tác các phản ứng thủy phân những loại chất trong thực phẩm như đường bột, đạm,... Những chất phức tạp sẽ được thủy phân thành các thành phần đơn giản, giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ. PH dạ dày có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa vì nó giúp tiêu hóa các loại thực phẩm cũng như kích hoạt các enzym tiêu hóa khác góp phần thúc đẩy vào quá trình tiêu hóa. Và như đã đề cập qua ở phần trên, PH dạ dày cũng giúp chống lại sự xâm lược của các loại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào ruột qua các loại thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu nồng độ PH trong dạ dày quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về dạ dày. Chỉ số PH quá cao sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn, gây rối loạn tiêu hóa như ăn uống khó tiêu, đầy hơi,...

Ngược lại, chỉ số PH quá thấp cũng không phải là điều tốt, việc này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi và phát triển bên trong hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.

Chỉ số PH dạ dày là gì bạn đã biết hay chưa?2
PH dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa

Phương pháp cải thiện chỉ số PH dạ dày

Chỉ số PH dạ dày thấp

Để cải thiện tình trạng PH dạ dày thấp, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện một số phương pháp như sau:

  • Ăn một số loại rau lên men như dưa cải bắp, kim chi.
  • Bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm như thịt gà, bí ngô hay các sản phẩm từ sữa lên men như sữa chua, phô mai.
  • Hạn chế ăn vặt, không đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Tránh uống nước lạnh trong bữa ăn.
  • Nhai chậm, nhai kỹ trước khi nuốt để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress.

Chỉ số PH dạ dày cao

Ngược lại, nếu thừa axit dạ dày, chỉ số PH dạ dày cao, bạn hãy áp dụng:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày.
  • Ăn uống, sinh hoạt thật khoa học, lành mạnh.
  • Ăn đúng giờ, bữa tối nên cách thời gian đi ngủ từ 3 đến 4 tiếng.
  • Tránh ăn quá no trước khi ngủ.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có tính cay, chua hay những loại thực phẩm có ga, rượu bia.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Không hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Uống một ly nước ấm mỗi sáng để giúp làm sạch đường ruột, đào thải độc tố.
  • Ăn các loại thực phẩm giúp giảm axit dạ dày như ngũ cốc, ớt chuông, tỏi, dưa hấu, thịt gia cầm,...

Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát axit dạ dày. Mặc dù đây là phương pháp có tác dụng nhanh, tuy nhiên thuốc có thể sẽ mang lại một số các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng như buồn nôn, nôn, đau đầu,... Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân trong quá trình sử dụng.

Chỉ số PH dạ dày là gì bạn đã biết hay chưa?3
Chỉ số PH thấp hay cao đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc một số thông tin giải đáp cho câu hỏi “Chỉ số PH dạ dày là gì?”. PH dạ dày có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và chỉ số PH dù cao hay thấp cũng đều gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể. Chính vì thế, một khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn đọc không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt, kiểm soát chỉ số PH trong dạ dày một cách kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin