Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại thuốc chống say xe tốt nhất hiện nay

Ngày 26/11/2023
Kích thước chữ

Chứng say tàu xe là vấn đề nan giải của nhiều người, đặc biệt là khi di chuyển đường dài. Vậy có những loại thuốc chống say tàu xe nào an toàn và hiệu quả mà bạn có thể sử dụng? Dưới đây là các loại thuốc chống say xe tốt nhất hiện nay mà nhà thuốc Long Châu đưa ra, mời các bạn đón đọc.

Khi đi tàu, xe, máy bay đường dài thì có khá nhiều người bị say. Có rất nhiều cách để giảm thiểu cảm giác khó chịu, buồn nôn như ngậm gừng, thoa dầu gió, sử dụng tinh dầu cam quýt…, nhưng thuốc chống say xe luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người.

Tại sao chúng ta lại bị say xe?

Chứng say tàu xe là tình trạng mắt và tai gửi những tín hiệu trái ngược nhau đến não. Chuyển động mà mắt nhìn thấy khác với chuyển động mà tai trong cảm nhận được, cụ thể là tai trong cảm nhận được chuyển động lăn nhưng mắt không nhìn thấy được. Điều này xảy ra không chỉ khi bạn đang lái xe mà còn xảy ra khi bạn đi máy bay, tàu, chơi trò chơi ở công viên giải trí hay thậm chí xem phim 3D.

cac-loai-thuoc-chong-say-xe-tot-nhat-hien-nay 1.jpg
Chứng say tàu xe là tình trạng mắt và tai gửi những tín hiệu trái ngược nhau đến não

Các triệu chứng khó chịu bạn gặp phải khi bị say xe là chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau bụng…, làm cản trở các hoạt động trong ngày của bạn.

Các loại thuốc chống say xe thường dùng nhất hiện nay

Để việc đi lại trở nên thoải mái hơn nhiều người đã lựa chọn cách chống say tàu xe bằng việc sử dụng thuốc chống say xe. Những loại thuốc chống say xe tốt nhất hiện nay bao gồm:

Thuốc kháng đối giao cảm

Scopolamine là một trong những hoạt chất kháng cholinergic được sử dụng phổ biến để chống say tàu xe. Thuốc này thường có dạng miếng dán nhỏ gọn, tiện lợi dán sau tai. Thuốc chống say tàu xe này có tác dụng tới 72 giờ và không cần sử dụng nhiều lần như các loại thuốc uống khác.

Vì miếng dán scopolamine là phương pháp điều trị toàn thân và các hoạt chất trong miếng dán thấm vào máu qua da nên một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc quá liều. Các phản ứng có thể xảy ra:

  • Chóng mặt, buồn ngủ.
  • Lú lẫn, ảo giác, mất trí nhớ tạm thời, mất phương hướng.
  • Tăng nhịp tim.
  • Tăng nhãn áp.
  • Khô miệng.
  • Giảm nhu động tiêu hóa.
  • Giảm co thắt bàng quang và niệu quản.

Lưu ý là phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 10 tuổi, bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn hệ tiêu hóa, bệnh phổi mãn tính không nên sử dụng miếng dán scopolamine.

Thuốc kháng histamin

Ngoài tác dụng chống dị ứng chính, một số thuốc kháng histamin H1 còn được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn, chóng mặt…, do say tàu xe. Đây cũng được coi là một loại thuốc chống say tàu xe. Các thuốc này bao gồm: Diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine, promethazine...

cac-loai-thuoc-chong-say-xe-tot-nhat-hien-nay 2.jpg
Một số thuốc kháng histamin H1 được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn, chóng mặt do say tàu xe
  • Promethazine: Uống khoảng 2 giờ trước khi lên xe, thời gian tác dụng là 6 đến 12 tiếng. Tác dụng phụ của thuốc này bao gồm buồn ngủ và khô miệng.
  • Cyclizine: Dùng ít nhất 30 phút trước khi lên xe. Thuốc này không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi và có tác dụng phụ tương tự như scopolamine.
  • Dimenhydrinate: Uống cách nhau 4 đến 8 giờ giữa các liều. Tác dụng phụ của thuốc tương tự như tác dụng phụ của scopolamine.
  • Meclizine: Uống trước khi lên xe 1 tiếng. Tác dụng phụ của thuốc này cũng bao gồm buồn ngủ và khô miệng.

Lưu ý chung: Tất cả các loại thuốc say xe kháng histamin đều có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và không nên sử dụng cho người lái xe, phi công, phi hành đoàn và những người phải lái xe hoặc vận hành máy móc. Thuốc này cũng không nên được sử dụng khi đã uống rượu hoặc sử dụng với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.

Không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi để chống say tàu xe, đặc biệt là cinnarizine cho trẻ dưới 5 tuổi và meclizine cho trẻ dưới 12 tuổi. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này.

cac-loai-thuoc-chong-say-xe-tot-nhat-hien-nay 3.jpg
Thuốc chống say tàu xe nên dùng 30 phút trước khi lên xe, tàu hỏa hoặc máy bay

Mẹo trị say tàu xe không dùng thuốc

Đối với những người bị say tàu xe ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể việc sử dụng thuốc chống say tàu xe có thể không cần thiết. Thay vào đó, đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để giảm các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu…

  • Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành.
  • Nhắm mắt và tựa đầu khi di chuyển trên tàu, máy bay.
  • Nhìn tập trung vào một đối tượng.
  • Ngồi ở ghế trước của tàu xe, gần cánh máy bay hoặc gần cửa sổ.
  • Không uống đồ uống có cồn, caffeine hoặc hút thuốc, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên.
  • Hạn chế ăn đồ cay, nhiều dầu mỡ.
  • Không đọc sách, nhìn vào điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi di chuyển.
  • Nếu có thể, hãy mở cửa xe và hít thở không khí tự nhiên.

Ngoài việc sử dụng thuốc chống say tàu xe hay những lời khuyên trên, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên như:

  • Gừng tươi: Gừng có thể ngăn ngừa say tàu xe hiệu quả, chống say xe bằng gừng giúp giảm cảm giác chóng mặt hoặc nôn mửa. Bạn có thể ngậm một miếng gừng nhỏ hoặc ăn kẹo gừng, uống trà gừng khi đi du lịch để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Bạc hà: Nhai lá bạc hà tươi hoặc ngậm kẹo bạc hà có thể giúp làm dịu cơ thể, hương thơm của bạc hà có thể giúp bạn thư giãn đầu óc và tránh cảm giác khó chịu trong miệng. Ngoài bạc hà, bạn cũng có thể lấy tinh dầu từ vỏ cam quýt bằng cách cò nát vỏ. Mùi hương của loại tinh dầu này có tác dụng rất thư giãn, êm dịu, giảm bớt cảm giác khó chịu khi đi tàu.
  • Dầu gió: Thoa dầu gió lên thái dương hoặc huyệt phong trì, vùng trũng ngay sau cổ, ngay dưới đáy hộp sọ cũng có thể giúp những người bị say tàu xe giảm triệu chứng và cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Bấm huyệt: Mặc dù khoa học chưa chứng minh được hiệu quả của phương pháp này nhưng đối với một số người, cảm giác buồn nôn, say tàu xe có thể giảm đi đáng kể khi kích thích các huyệt đạo trên cổ tay.

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về các loại thuốc chống say xe tốt nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được loại thuốc say xe nào là phù hợp với bản thân để góp phần giảm thiểu cảm giác khó chịu khi đi tàu, máy bay.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.