Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Say xe là một hiện tượng không mấy xa lạ với nhiều người. Say xe không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Thuốc say xe là một giải pháp hữu ích trong việc kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng. Để khắc phục triệu chứng trên thì uống thuốc say xe khi nào là thích hợp nhất?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin về các loại thuốc say xe, uống thuốc say xe khi nào thì đạt hiệu quả.
Say xe là một tình trạng phổ biến, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và mệt mỏi khi di chuyển trên phương tiện như xe hơi, tàu, máy bay,... Đây là một hiện tượng mà cơ thể phản ứng mạnh mẽ đối với việc di chuyển, dẫn đến mất cân bằng cảm giác và gây ra các triệu chứng không mong muốn.
Sự say xe có thể xảy ra do sự không đồng bộ giữa các tín hiệu từ các giác quan như thị giác, cảm giác dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể. Trong đó, ốc tai là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng, ổn định cho cơ thể. Khi có sự thay đổi đột ngột về vận tốc hoặc hướng di chuyển, ốc tai gửi tín hiệu đến não và có thể gây ra say xe.
Đồng thời, nếu đọc sách hoặc chú ý vào một đối tượng cố định trong khi di chuyển, các tín hiệu từ thị giác có thể mâu thuẫn với tín hiệu từ ốc tai và làm cho sự say xe dễ dàng xảy ra. Mặt khác, một số người cảm thấy say xe khi dạ dày của họ không ổn định và dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí là nôn mửa.
Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine, (là một chất dẫn truyền thần kinh và có liên quan đến các phản ứng dị ứng). Các loại thuốc như dimenhydrinate, diphenhydramine, và meclizine thường được sử dụng cho cách chống say tàu xe để dự phòng và điều trị các triệu chứng của say xe. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là buồn ngủ và khô miệng.
Nhóm thuốc kháng cholinergic có tác dụng dựa trên sự ngăn chặn hoạt động của acetylcholine (một chất dẫn truyền liên quan đến hệ thống thần kinh và tiêu hóa). Trong đó, hoạt chất scopolamine thường được sử dụng dưới dạng miếng dán. Khi sử dụng nhóm thuốc này thường gặp các tác dụng phụ là khô miệng và mờ mắt.
Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng say xe, nhưng có những khác biệt quan trọng như: Thuốc kháng histamin thường phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng có thể gây buồn ngủ. Thuốc kháng cholinergic như scopolamine có thể cần thời gian dài để cho tác dụng, nhưng ít gây buồn ngủ hơn. Bên cạnh đó, tác dụng phụ cả hai loại thuốc đều có thể gây khô miệng nhưng thuốc kháng cholinergic có gây ra mờ mắt.
Dưới đây là thông tin chi tiết về cách và thời điểm nên sử dụng các loại thuốc say xe.
Các loại thuốc chứa dimenhydrinate và diphenhydramine nên uống từ 30 đến 60 phút trước khi lên xe. Việc này giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát các triệu chứng say xe. Đối với các thuốc promethazine và meclizine việc uống thuốc có thể cần được thực hiện sớm hơn, từ 1 giờ trước khi lên xe hoặc vào tối hôm trước để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Nên dán miếng dán ít nhất 4 giờ trước khi lên xe để đảm bảo rằng thuốc có đủ thời gian để thẩm thấu qua da và phát huy hiệu quả. Miếng dán có thể được giữ lại trên da tối đa 72 giờ nhằm đảm bảo hiệu quả kéo dài trong suốt chuyến đi.
Khi sử dụng thuốc say xe, việc tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý từ bác sĩ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điểm cần chú ý để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
Uống rượu và thuốc say xe không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc, mà còn có thể tăng nguy cơ các tác dụng phụ nguy hiểm như buồn ngủ, suy giảm tập trung và thậm chí là hạ thấp dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, hãy tránh uống rượu ít nhất 24 giờ trước và sau khi sử dụng thuốc say xe.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số thuốc say xe có thể tương tác với những thuốc này, dẫn đến tăng nguy cơ các tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của một trong các loại thuốc.
Nên tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc. Việc này không chỉ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, mà còn giảm thiểu nguy cơ các tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào xuất hiện hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu bạn đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc có các tình trạng y tế khác như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc say xe.
Nếu bạn muốn tránh việc sử dụng thuốc để chống lại cảm giác say xe, có nhiều cách tự nhiên và hiệu quả khác. Dưới đây là một số biện pháp chống say xe mà bạn có thể thực hiện:
Mỗi loại thuốc say xe khác nhau cần có thời điểm uống khác nhau. Do đó, để đạt được hiệu quả mong muốn cần lựa chọn thời điểm uống thuốc hợp lý với từng loại thuốc say xe. Mong là qua bài viết này, có thể trả lời cho câu hỏi “Uống thuốc say xe khi nào thì hiệu quả?” cho các bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.