Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính tại nhà

Ngày 24/08/2022
Kích thước chữ

Viêm mũi mãn tính là hiện tượng lớp niêm mạc mũi bị sưng viêm kéo dài hơn 4 tuần, gây ra nhiều bất tiện trong việc hít thở của người bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt hằng ngày. Viêm mũi mãn tính có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, nhưng căn bệnh này cũng có nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Viêm mũi mãn tính nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm xoang cấp, khó thở, hen suyễn, ngừng thở khi ngủ,... nên người bệnh cần nắm được các biện pháp hỗ trợ điều trị để làm giảm ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.

2 nhóm nguyên nhân gây ra viêm mũi mãn tính

Có rất nhiều tác nhân hình thành tình trạng viêm mũi mãn tính nhưng ta có thể chia chúng thành 2 dạng nguyên nhân chính: Viêm mũi mãn tính do dị ứng và viêm mũi mãn tính không do dị ứng.

Viêm mũi mãn tính do dị ứng 

Các chất dễ gây dị ứng tồn tại trong không khí như sợi vải, mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông hay vảy thú cưng,... sẽ liên kết với immunoglobulin E (IgE) ở trong mũi, kích thích cơ thể sản sinh histamin để đối phó với những chất gây dị ứng này. Từ đó, các triệu chứng viêm mũi dị ứng hình thành, nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ thành mãn tính.

Các phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính tại nhà 1

Nguyên nhân viêm mũi mãn tính do dị ứng 

Viêm mũi mãn tính không do dị ứng

Viêm mũi không do dị ứng không xuất phát từ hệ miễn dịch mà thường xảy ra do sự giãn ra của các mạch máu bên trong mũi, niêm mạc bị sưng và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Một số tác nhân phổ biến của nhóm nguyên nhân này có thể kể đến như:

  • Dị ứng với các chất có mùi hương mạnh, khói thuốc lá, khói bụi xe cộ,...
  • Thời tiết thay đổi thất thường không khí lạnh khô.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và biến chứng thành viêm mũi.
  • Dùng đồ ăn cay nóng.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như ibuprofen, aspirin, beta- blockers, thuốc tránh thai, thuốc trị trầm cảm,...
  • Rối loạn nội tiết tố, phẫu thuật xoang mũi, các vấn đề về cấu trúc mũi như phì đại adenoids, lệch vách ngăn,...
  • Các bệnh khác như hen suyễn, viêm xoang mãn tính, trào ngược dạ dày,...

Triệu chứng của tình trạng viêm mũi mãn tính

Nghẹt mũi, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm mũi mãn tính. Khi mắc phải viêm mũi mãn tính, bạn sẽ có cảm giác muốn xì mũi nhiều lần. Nhưng nguyên nhân của hiện tượng này là đến từ việc đường mũi bị sưng viêm mà không phải do tích tụ chất nhầy, vì thế, có ít chất nhầy thoát ra ngoài khi bạn xì mũi. Bên cạnh 2 triệu chứng phổ biến trên, bệnh nhân viêm mũi mãn tính còn xuất hiện thêm các biểu hiện khác như hắt hơi, ho, nhức đầu,...

Các triệu chứng của viêm mũi mãn tính tương đối giống với viêm mũi dị ứng, tuy nhiên, người bị viêm mũi mãn tính sẽ không gặp phải hiện tượng ngứa mắt, họng, mũi, quầng thâm ở mắt và các triệu chứng sẽ xuất hiện quanh năm chứ không theo mùa.

Các phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính tại nhà 2

Triệu chứng của tình trạng viêm mũi mãn tính

Các phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính thường kéo dài dai dẳng khó trị dứt điểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đường hô hấp cũng như gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, có khá nhiều biện pháp giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh, giảm độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có công dụng làm giảm các triệu chứng viêm mũi, chẳng hạn như thuốc kháng histamin dạng uống và dạng xịt, thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi chứa corticosteroid hoặc thuốc xịt kháng cholinergic,... Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kể trên mà hãy dùng đúng theo liều lượng đã kê của bác sĩ để tránh làm những triệu chứng trở nên nặng hơn.

Thay đổi môi trường sống và các thói quen xấu

Phương pháp điều trị và ngăn ngừa hiệu quả nhất chính là hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Dựa trên các nhóm nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính ở trên, bạn có thể thực hiện các thay đổi nhỏ dưới đây để cải thiện các biểu hiện của bệnh:

  • Đóng kín cửa sổ khi không khí bị ô nhiễm hoặc lượng phấn hoa tăng cao.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và khi dọn dẹp nhà cửa.
  • Dùng máy lọc không khí và thường xuyên thay bộ lọc của máy.
  • Giặt sạch vỏ chăn gối, drap trải giường với nước nóng.
  • Làm sạch cơ thể sau khi từ ngoài về.
  • Không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.

Các phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính tại nhà 3

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân dị ứng

Vệ sinh mũi đúng cách

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, vệ sinh mũi cũng là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm mũi mãn tính. Để làm sạch mũi, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh mũi họng, xịt mũi có bán tại các hiệu thuốc.

Dung dịch xịt mũi xoang Hải Đằng chứa những thành phần tự nhiên có công dụng điều trị các vấn đề về xoang mũi như Hoa Hải đằng, Lá Mỏ quạ, Hoàng liên, Hoàng đằng, tinh dầu bạc hà, Hoa Ngũ sắc,... Nhờ vậy, sản phẩm đem lại khả năng làm sạch sâu, rửa trôi các dịch nhầy, bụi bẩn bên trong mũi, ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập thông qua đường mũi họng rất tốt. Dung dịch xịt xoang mũi Hải Đằng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi mãn tính ngay tại nhà, có thể dùng để vệ sinh mũi hàng ngày.

Các phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính tại nhà 4

Dung dịch xịt xoang mũi Hải Đằng cải thiện hiệu quả các triệu chứng

Viêm mũi mãn tính là vấn đề mũi họng thường gặp bởi có rất nhiều tác nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Hãy chủ động thay đổi lối sống và vệ sinh mũi họng mỗi ngày để phòng ngừa cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin