Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống

Ngày 24/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là tình trạng ra sao? Sự ảnh hưởng của bệnh lý này như thế nào? Cùng tham khảo qua các thông tin dưới đây.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là một loại bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 5 - 15% trong tổng số các trường hợp viêm khớp thiếu niên tự phát. Đây là một căn bệnh đặc biệt, gây ra không ít khó khăn, lo lắng cho các bệnh nhân và gia đình của người mắc phải. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về tình trạng viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là như thế nào?

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là một dạng bệnh mãn tính đặc biệt, thường xuất hiện ở trẻ em dưới 16 tuổi, và nguyên nhân cụ thể vẫn chưa rõ ràng. Để xác định bệnh nhân có bị viêm khớp thiếu niên hay không cần phải theo dõi người bệnh ít nhất trong 6 tuần.

Các đặc điểm để chẩn đoán viêm khớp thiếu niên hệ thống bao gồm:

  • Sưng khớp hoặc có tràn dịch trong khớp.
  • Đau khớp thường xuyên hoặc đau khi thực hiện các hoạt động vận động.
  • Hạn chế vận động của khớp.
  • Cảm giác tăng nhiệt độ tại khớp.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là tình trạng như thế nào 1
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là một dạng bệnh mãn tính đặc biệt

Tuy rằng viêm khớp thiếu niên hệ thống thường sẽ thoáng qua, nhưng bệnh này lại gây ra tổn thương ngoài khớp. Và các tổn thương này thường tiến triển nặng và kéo dài, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần phân biệt bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống với các bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự như: Nhiễm trùng huyết, viêm da cơ, viêm đa cơ, bệnh Kawasaki, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Behet, bạch huyết cấp,...

Việc chẩn đoán và điều trị đúng đắn viêm khớp thiếu niên hệ thống là điều rất quan trọng. Nó giúp đảm bảo bệnh nhân nhận được chăm sóc y tế thích hợp, đồng thời ngăn chặn sự gia tăng của bệnh.

Sự ảnh hưởng của bệnh lý này như thế nào?

So với viêm khớp dạng thấp ở người lớn, bệnh này sẽ không nghiêm trọng hơn trong trường hợp được can thiệp sớm. Phần lớn bệnh tình sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn và không để lại hậu quả lâu dài cho trẻ.

Tuy nhiên, viêm khớp tự phát thiếu niên là một bệnh lý viêm khớp đặc biệt đáng lo ngại, có khả năng dẫn đến tàn phế, hoặc thậm chí tử vong khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi vậy, việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến dạng nghiêm trọng của khớp.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là tình trạng như thế nào 2
Bệnh này sẽ không nghiêm trọng hơn trong trường hợp được can thiệp sớm

Bên cạnh đó, theo nhiều kết quả nghiên cứu, trẻ mắc bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên sẽ có khả năng mắc các bệnh lý liên quan khi trưởng thành, như viêm khớp dạng thấp (RA) và các bệnh lý khớp khác. Vì vậy, bệnh nhân nên quản lý sức khỏe cơ xương khớp, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh này trong tương lai.

Phương pháp và điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát

Trẻ bị viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống thường có tình trạng cấp tính nặng cần phải nhập viện. Cách điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thường sẽ tập trung vào sử dụng các loại thuốc điều trị được lựa chọn tùy thuộc vào mức độ nặng của hoạt tính bệnh. Phương pháp điều trị cụ thể thường được đặt ra dựa trên triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân.

Ba nhóm thuốc chính được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị bệnh:

  • Nhóm thuốc kháng viêm: Bao gồm cả NSAIDs (Thuốc kháng viêm không steroid) và corticoid, những loại thuốc này giúp giảm viêm nhiễm và giảm đau. NSAIDs thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng trong giai đoạn ban đầu của bệnh.
  • Nhóm thuốc chống thấp khớp truyền thống: Đây là các loại thuốc như metotrexate, sulfasalazine và hydroxychloroquine. Chúng được sử dụng khi triệu chứng không được kiểm soát bằng NSAIDs hoặc để giảm liều corticoid.
  • Nhóm thuốc sinh học và thuốc kháng TNF alpha: Đây là các loại thuốc có công dụng mạnh nhất, được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các loại thuốc trước đó không hiệu quả. Nhóm thuốc này bao gồm etanercept, adalimumab và infliximab.

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân còn được kết hợp tập vật lý trị liệu và các phương pháp hỗ trợ khác, mục đích giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm đau.

Cách phòng bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống

Hiện nay, không có cách phòng tránh viêm khớp thiếu niên tự phát hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ:

  • Chăm sóc cơ xương khớp: Duy trì chức năng và sức khỏe tốt cho xương khớp bằng cách ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá: Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với khói thuốc để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
  • Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ: Giảm tiếp xúc với các yếu tố có thể gây nhiễm trùng và viêm nhiễm.
  • Bổ sung vitamin D: Cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể thông qua thức ăn, hoặc từ ánh nắng mặt trời.
  • Chăm sóc sau chấn thương: Hạn chế rủi ro viêm khớp bằng cách chăm sóc cẩn thận và hồi phục sau khi gặp chấn thương.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các hoạt động thể thao để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là tình trạng như thế nào 3
Giữ vệ sinh, hạn chế tiếp xúc khói thuốc, tập thể thao,... để giảm nguy cơ mắc bệnh

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là một căn bệnh đáng lo ngại xuất hiện ở trẻ em dưới 16 tuổi, bao gồm 6 thể bệnh với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở trẻ em bị mắc bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm