Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các dấu hiệu của tụt đường huyết

Ngày 23/05/2024
Kích thước chữ

Tụt đường huyết là tình trạng nguy hiểm mà rất nhiều người gặp phải. Nắm vững các dấu hiệu của tụt đường huyết sẽ giúp chúng ta có thể nhanh chóng nhận biết tình trạng này thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Tụt đường huyết là một trạng thái y tế nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc nhận biết các dấu hiệu của tụt đường huyết là vô cùng quan trọng để có thể đưa ra biện pháp phòng tránh và điều trị nhanh chóng, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn đã biết các dấu hiệu của tụt đường huyết chưa?

Tụt đường huyết là gì?

Tụt đường huyết là tình trạng mà mức đường huyết trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường là dưới 70 mg/dL. Đây là trạng thái đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc tiểu đường do họ thường không có khả năng tự điều chỉnh đường huyết như người không mắc bệnh.

Tụt đường huyết có thể xảy ra khi mức insulin trong cơ thể tăng cao hoặc khi lượng glucose tiêu thụ không đủ để duy trì mức đường ổn định trong máu. Điều này có thể xảy ra khiến cho cơ thể không nhận được đủ glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào, gây ra những dấu hiệu và triệu chứng không mong muốn.

Các dấu hiệu của tụt đường huyết 1
Tụt đường huyết là tình trạng nhiều người gặp phải

Các dấu hiệu của tụt đường huyết

Tụt đường huyết thường xảy ra một cách khá đột ngột và khiến người bệnh không kịp xử lý. Tuy nhiên dưới đây là một số dấu hiệu của tụt đường huyết tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo để lưu lại:

  • Cảm giác đói: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của tụt đường huyết là cảm giác đói. Điều này xảy ra do não cảm nhận sự giảm glucose trong máu và gửi ra tín hiệu cảnh báo cơ thể cần thêm năng lượng.
  • Rối loạn tâm lý và căng thẳng: Tụt đường huyết có thể gây ra rối loạn tâm lý, cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc tức giận không lý do. Điều này có thể do sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể khi glucose giảm.
  • Tim đập nhanh, chóng mặt, thở nhanh: Một trong những dấu hiệu của tụt đường huyết là tăng nhịp tim, thở nhanh và cảm giác chóng mặt. Điều này xảy ra khi cơ thể cố gắng tăng cường cung cấp oxy đến các cơ quan quan trọng trong trường hợp thiếu hụt glucose.
  • Nhức đầu: Thiếu glucose trong máu có thể khiến não không nhận được đủ glucose để duy trì hoạt động bình thường và gây ra các triệu chứng như nhức đầu và cảm giác chóng mặt.

Phải làm gì khi bị tụt đường huyết?

Khi bị tụt đường huyết điều quan trọng nhất chính là phải nhanh chóng tăng mức đường huyết trở lại mức bình thường. Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể áp dụng khi gặp các dấu hiệu của tụt đường huyết:

  • Bổ sung ngay đường: Hãy uống hoặc ăn ngay một lượng đường hoặc tinh bột có thể nhanh chóng tiêu hóa được như 3 - 4 viên đường glucose (mỗi viên khoảng 4 gram), 1/2 cốc (khoảng 120ml) nước ép trái cây hoặc nước ngọt không chứa caffeine, kẹo, mật ong hoặc siro. Sau khi uống hoặc ăn các loại thực phẩm này, đợi khoảng 15 phút để đường huyết có thể tăng lên.
  • Kiểm tra lại mức đường huyết: Sau khi đã bổ sung đường, hãy sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lại. Nếu mức đường huyết vẫn thấp, các bạn có thể tiếp tục uống hoặc ăn thêm một lượng đường tương tự như trên.
  • Ăn bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ: Sau khi mức đường huyết đã ổn định, hãy ăn một bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ chứa đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu để duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Di chuyển tới các cơ sở y tế: Nếu bạn hoặc người xung quanh bị tụt đường huyết nghiêm trọng và không thể ăn uống được (ví dụ như bị ngất xỉu), cần gọi cấp cứu để đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức.

Nếu bạn thường xuyên bị tụt đường huyết hoặc bị tụt đường huyết không rõ nguyên nhân, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ ăn uống để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Các dấu hiệu của tụt đường huyết 2
Đường giúp nâng cao đường huyết hiệu quả 

Cách phòng ngừa tụt đường huyết

Bên cạnh việc nắm vững dấu hiệu của tụt đường huyết chúng ta cũng cần học cách phòng ngừa để bảo vệ bản thân trước tình trạng này. Dưới đây là một số các phòng ngừa tụt đường huyết mà các bạn có thể tham khảo:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống là một phần quan trọng của việc phòng ngừa tụt đường huyết. Hãy hạn chế đường và carbohydrate hấp thụ nhanh trong khẩu phần ăn hàng ngày và bổ sung các loại tinh bột chuyển hóa chậm như khoai lang, yến mạch, gạo lứt. Các thực phẩm giàu chất xơ và protein cũng có thể giúp kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ tụt đường huyết, hãy luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ về việc kiểm soát đường huyết.
  • Luôn mang theo nguồn đường dự phòng: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ tụt đường huyết, việc luôn mang theo nguồn đường dự phòng như kẹo, đường hoặc viên glucose có thể giúp cung cấp nhanh chóng năng lượng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tụt đường huyết
  • Kiểm tra đường huyết định kỳ: Đối với những người mắc bệnh đường huyết, kiểm tra đường huyết định kỳ là cực kỳ quan trọng để theo dõi mức đường huyết và phát hiện tụt đường huyết kịp thời. Hãy tuân thủ lịch kiểm tra đường huyết được chỉ định bởi bác sĩ để bảo vệ và duy trì sức khỏe.
Các dấu hiệu của tụt đường huyết 3
Người bị tụt đường huyết nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Tụt đường huyết là tình trạng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả thông qua việc nhận biết sớm và các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Bằng cách tuân thủ chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống và luôn chuẩn bị nguồn đường dự phòng, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ tụt đường huyết và duy trì sức khỏe tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin