Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Tim đập nhanh

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Tim đập nhanh là hoạt động quá mức của tim. Chúng thường được mô tả như cảm giác tim đập quá mạnh hoặc quá nhanh xuất hiện ở ngực (đánh trống ngực) hoặc cổ. Triệu chứng này khá phổ biến tuy nhiên một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và đáng báo động. Tim đập nhanh có thể xảy ra trong trường hợp không mắc bệnh tim hoặc có thể do rối loạn tim đe dọa tính mạng. Yếu tố then chốt để chẩn đoán và điều trị là đánh giá điện tâm đồ (ECG) và quan sát bệnh nhân cẩn thận khi có triệu chứng tim đập nhanh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tim đập nhanh

Tim đập nhanh (Tachycardia) là khi tim đập nhanh hơn nhiều so với bình thường, thường là hơn 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim nhanh có thể là phản ứng bình thường của cơ thể trước những nguyên nhân không phải do bệnh lý hoặc cũng có thể là báo động của một bệnh lý nguy hiểm. Nhịp tim nhanh trên thấtnhịp nhanh thất có thể nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Bình thường tim đập từ 60 đến 100 lần mỗi phút. Tốc độ có thể giảm xuống dưới 60 nhịp mỗi phút ở những người tập thể dục thường xuyên, chuyên nghiệp hoặc dùng thuốc làm chậm tim.

Tim đập nhanh có thể gây khó chịu hoặc đáng sợ. Tuy nhiên, chúng thường không nghiêm trọng hoặc có hại và thường tự biến mất. Hầu hết chúng là do căng thẳng và lo lắng, hoặc vì uống quá nhiều caffeine, nicotine hoặc rượu. Chúng cũng có thể xảy ra khi bạn đang mang thai. Trong một số trường hợp tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tim mạch nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng tim đập nhanh

Những triệu chứng của tim đập nhanh

Tim đập nhanh có thể cảm thấy như tim của bạn: bỏ qua nhịp, rung động quá nhanh, tim đập nhanh bất thường hoặc đập loạn nhịp bất thường trong khoảng vài giây cho đến vài phút. Bạn cũng có thể cảm thấy tim đập nhanh ở cổ hoặc ngực. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi đang hoạt động hoặc lúc nghỉ ngơi.

Một số dấu hiệu có thể đi kèm triệu chứng nhịp tim bất ổn như:

  • Cảm giác tim đập mạnh hoặc nhanh: Đây là triệu chứng cơ bản nhất, thường cảm nhận được ở ngực, cổ hoặc tai.
  • Khó thở: Người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc thở gấp khi tim đập nhanh, đặc biệt khi hoạt động.
  • Chóng mặt: Tình trạng tim đập nhanh có thể gây ra cảm giác chóng mặt hoặc lâng lâng, đôi khi có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Đau ngực: Mặc dù không phải là triệu chứng thường gặp nhưng đau ngực có thể xảy ra, đặc biệt nếu tình trạng nhịp tim nhanh do các vấn đề tim mạch gây ra.
  • Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường hoặc kiệt sức, do tim phải làm việc quá sức.
  • Nhịp tim không đều: Cảm giác nhịp tim không ổn định hoặc có "bỏ nhịp."
  • Cảm giác bồn chồn hoặc lo lắng: Tình trạng tăng nhịp tim đôi khi kèm theo cảm giác lo âu không rõ nguyên nhân

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn nhịp tim

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh, bạn nên đi khám bác sĩ. Sau khi bác sĩ ghi lại tiền sử bệnh án của bạn và khám sức khỏe (bao gồm cả việc nghe phổi và tim), họ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Nếu họ tìm thấy nguyên nhân, phương pháp điều trị phù hợp có thể làm giảm hoặc loại bỏ tình trạng tim đập nhanh.

Nếu không có nguyên nhân cơ bản, việc thay đổi lối sống có thể giúp ích, bao gồm cả việc kiểm soát căng thẳng.

Đặc biệt, cần đến cơ sở chăm sóc y tế nếu có tim đập nhanh kèm theo một trong những triệu chứng sau đây:

  • Khó thở;
  • Chóng mặt;
  • Tức ngực khó chịu;
  • Ngất xỉu;
  • Tim đập nhanh kéo dài, không cải thiện hoặc nặng hơn;-
  • Tiền sử bệnh tim;
  • Cảm giác lo lắng về tim đập nhanh.

Xem thêm: Tim đập nhanh khó thở mệt mỏi là bệnh gì?

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa 1
Tim đập nhanh là hoạt động quá mức của tim

Nguyên nhân tim đập nhanh

Có thể có nhiều nguyên nhân. Thông thường, tim đập nhanh có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý tim hoặc không liên quan đến tim. Các nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

  • Cảm xúc mạnh như căng thẳng và lo lắng, stress, thức khuya.
  • Sau hoạt động tập thể dục;
  • Caffeine và các chất kích thích: Việc sử dụng caffeine và các chất kích thích khác có thể làm tăng nhịp tim.
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có gas, socola.
  • Thay đổi hormone: Đặc biệt là trong thai kỳ hoặc do rối loạn tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến nhịp tim
  • Thuốc, bao gồm thuốc ăn kiêng, thuốc thông mũi, thuốc hít hen suyễn và một số loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa loạn nhịp tim hoặc điều trị suy giáp.
  • Một số chất bổ sung dinh dưỡng và thảo dược.
  • Mất cân bằng điện giải: Mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, như kali và magiê, natri có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Bệnh lý không thuộc tim mạch bao gồm bệnh tuyến giáp: Cường giáp, basedow... lượng đường trong máu thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước (Dehydration), rối loạn thần kinh thực vật...

Một số người bị đánh trống ngực sau các bữa ăn nặng giàu carbohydrate, đường hoặc chất béo. Đôi khi, ăn thực phẩm có nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc natri cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân khác có thể liên quan đến bệnh tim và thường là chứng rối loạn nhịp tim. Các tình trạng tim liên quan đến đánh trống ngực bao gồm:

  • Trước cơn đau tim;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Suy tim;
  • Các vấn đề về van tim;
  • Các vấn đề về cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về tình trạng tim đập nhanh hồi hộp

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa 2
Tim đập nhanh có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý tim hoặc không
Chia sẻ:

Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn!

Càng lớn tuổi khả năng mắc phải bệnh tim mạch càng tăng cao. Hãy kiểm tra ngay qua 15 câu hỏi sau nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch 10 năm tới của Quý khách để có hướng phòng ngừa phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Infographic về bệnh tim mạch

Thực trạng bệnh tim mạch ở Việt Nam

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch

Biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

Video về bệnh tim mạch

Sau đặt stent động mạch vành có vận động mạnh được không?

Sử dụng thuốc điều trị bệnh tim mạch cần lưu ý gì?

Hút thuốc lá có tăng nguy cơ bị tim mạch không?

Khi nào cần đến bác sĩ kiểm tra tim mạch?

Bệnh tim mạch bao gồm những bệnh lý thường gặp nào?

Video ngắn về bệnh tim mạch

Dinh dưỡng bệnh tim mùa nóng

Vận động cho bệnh tim mạch

Hỏi đáp (0 bình luận)