Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Fructose là loại đường có nhiều trong các loại trái cây và rau củ, chính vì vậy khi ăn bạn sẽ cảm giác có vị ngọt. Đường fructose cũng thường đường dùng để tạo vị ngọt cho một số loại thực phẩm hiện nay. Tuy nhiên các chuyên gia y tế không khuyến khích mọi người sử dụng những thực phẩm có chứa loại đường. Nguyên nhân do đâu? Và các vấn đề xoay quanh việc cơ thể không dung nạp fructose là gì?
Hầu như ai ai trong chúng ta đều đã thử qua những loại thực phẩm mà trong đó chúng có chứa đường fructose. Nhưng các chuyên gia y tế lại khuyến khích mọi người không nên sử dụng những thực phẩm có chứa loại đường này. Vậy đường fructose là đường gì? Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết.
Fructose là loại đường chiếm hơn 50% lượng đường có trong thức ăn mà chúng ta ăn mỗi ngày. Loại đường này giúp cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sống. Nhưng điều đặc biệt của đường fructose là nó sẽ chuyển thành đường glucose rồi sau đó mới được cơ thể tiêu thụ thành năng lượng.
Trong các thực phẩm như siro hay nước trái cây dạng hộp… chứa khá nhiều fructose. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế không mấy khuyến khích chúng ta tiêu thụ nhiều loại đường này, do khả năng cao sẽ gây rối loạn tiêu chuyển hóa.
Đối với những người không dung nạp fructose thì đồng nghĩa với việc loại đường này sẽ không hấp thụ vào máu. Mà thay vào đó, fructose sẽ đi thẳng đến ruột già và được lên men bởi những vi khuẩn có trong đường ruột, khiến bạn dễ gặp các vấn đề liên quan khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện của người không dung nạp fructose:
Khi cơ thể không dung nạp được fructose để chuyển hóa thành glucose có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Những người không dung nạp fructose di truyền có thể là do đột biến gen. Vấn đề này sẽ được phát hiện sau khi cai sữa mẹ hoặc chuyển sang những thực phẩm dạng rắn. Những đứa trẻ này khi lớn lên khó có thể kiểm soát các thực phẩm chứa fructose, khiến lượng đường tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, có hại cho cả gan và thận.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất dành cho trường hợp này. Nó có thể là do khả năng hấp thụ của cơ thể kém dẫn đến việc khó dung nạp fructose. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lượng đường fructose trong chế độ ăn uống thường ngày, gây nên các bệnh liên quan đến đường ruột hay hội chứng ruột kích thích. Để xác định rõ hơn về nguy cơ người bệnh gặp phải vấn đề này, các bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm và loại trừ các nguyên nhân khác để đưa ra kết luận đúng nhất.
Đối với người không dung nạp được fructose trong ăn uống, bạn nên gặp bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân tại sao bạn lại gặp vấn đề này. Từ đó các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một thực đơn ăn kiêng. Có thể trong thời gian từ 20 đến 30 ngày hoặc hơn bạn sẽ không tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào có chứa fructose. Để xem xét biểu hiện cơ thể của bạn và từ từ bổ sung lại các thực phẩm có fructose, giúp tìm ra lương fructose mà bạn có thể dung nạp được bình thường.
Nên hạn chế uống nước ngọt, siro… để hạn chế lượng fructose quá lớn nạp vào cơ thể. Và đọc kỹ bao bì trước khi sử dụng bất kì thực phẩm nào để đảm bảo lượng fructose mà bạn nạp vào cơ thể luôn được kiểm soát.
Ngoài fructose thì vẫn còn một số những thực phẩm mà người bệnh không thể dung nạp như:
Hầu như ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng cơ thể khó có thể dung nạp được fructose nên bạn cần chú ý hơn khi nhận thấy các bất thường khi uống nước ngọt hoặc ăn siro. Có thể thấy ngoài không dung nạp fructose, cũng có một số loại thực phẩm khác mà bạn không thể dung nạp. Nếu xuất hiện những biểu hiện lạ khi sử dụng các thực phẩm nêu trên, bạn nên ngừng ngay và đến gặp bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân cũng như giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...