Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu với các quy tắc “vàng”

Ngày 15/07/2024
Kích thước chữ

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu sẽ có chế độ ăn như thế nào? Thực phẩm nên có trong chế độ ăn? Có cần phải tránh ăn thực phẩm gì không? Đây là các câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ mẹ bầu đang trong thai kỳ.

Chế độ ăn hàng ngày với cách ăn uống khoa học cho bà bầu sẽ đem đến sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển tốt cho thai nhi. Để tìm hiểu cụ thể hơn về chế độ tăng cân lành mạnh với các quy tắc khi ăn uống, mời độc giả theo dõi rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Chế độ tăng cân lành mạnh cho mẹ bầu

Để đạt được mức cân nặng phù hợp cho thai nhi, người mẹ cần có một chế độ ăn được lên kế hoạch kỹ càng. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu với các quy tắc “vàng” 1
Phương pháp tăng cân lành mạnh trong thai kỳ qua chế độ ăn uống

Trong quá trình mang thai, việc tăng cân quá nhiều sẽ gây nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao ở mẹ bầu. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, người mẹ có thể gặp các vấn đề sức khỏe về sau này. Em bé sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc các vấn đề cân nặng khác.

Nếu tăng cân lành mạnh, thai kỳ sẽ trôi qua nhẹ nhàng và dễ dàng sinh nở hơn. Đồng thời, người mẹ cũng có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Số cân tăng lên sẽ tùy thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Để mẹ tăng cân từ từ, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ sản khoa như sau:

  • 3 tháng đầu: Có thể tăng khoảng 0,5 - 2kg
  • 3 tháng sau: Mỗi tháng tăng từ 1 - 2kg cho đến lúc sinh.

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu để tăng dinh dưỡng

Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với năng lượng trong thai kỳ, các mẹ bầu cần phải chú ý quy tắc ăn uống dưới đây.

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu với các quy tắc “vàng” 2
Cách ăn uống khoa học cho bà bầu cần chế độ ăn phù hợp

Chế độ ăn có rau củ quả

Rau củ quả chính là loại thực phẩm cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin với khoáng chất đối với cơ thể. Từ đó, mẹ sẽ luôn trong trạng thái khỏe đẹp, tránh các nguy cơ bị táo bón hoặc đầy hơi khó chịu. Trong thai kỳ, bạn nên tích cực bổ sung thêm các loại rau củ quả nhiều màu sắc khác nhau khoảng 5 lần/ ngày.

Bổ sung cá trong chế độ ăn

Ăn thêm cá được xem là cách ăn uống khoa học cho bà bầu. Đây là do thực phẩm này cung cấp một lượng lớn chất béo lành mạnh với các axit amin AA, EPA, DHA cần thiết trong sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Để bé thông minh hơn, mẹ hãy ăn cá ít nhất hai lần/ tuần.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Cơ thể của phụ nữ mang thai cần cung cấp một lượng lớn chất lỏng nhiều hơn so với bình thường. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ có nguy cơ bị mệt mỏihoa mắt chóng mặt,... Thêm vào đó, thai nhi cũng có thể gặp các vấn đề nguy hiểm khác. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm nước hoặc các chất lỏng khác như sữa, nước ép, canh,...

Các thực phẩm giúp mẹ bầu sở hữu cân nặng chuẩn

Bên cạnh các quy tắc cần có trong chế độ ăn, mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để tăng cân nặng lành mạnh.

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu với các quy tắc “vàng” 3
Gợi ý các loại thực phẩm giúp bà bầu tăng cân nặng chuẩn

Trái cây ít đường

Những mẹ bầu thường có thói quen ăn nhiều hoa quả. Điều này vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại hoa quả không gây nóng cơ thể, ít đường để hạn chế tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Một số loại hoa quả ít đường tốt cho thai kỳ như bưởi, cam, kiwi, táo đỏ, dâu tây, măng cụt,... Mẹ bầu hạn chế ăn các loại trái như sầu riêng, dưa hấu, vải, nhãn,... gây nóng cơ thể và chứa nhiều đường.

Rau xanh đậm

Những loại rau màu xanh đậm sẽ chứa dồi dào axit folic nên tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, nó còn hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Axit folic là chất nên được bổ sung trong giai đoạn trước khi thụ thai, xuyên suốt thai kỳ đến khi cho con bú. Chất này được tìm thấy chủ yếu trong các loại rau có màu xanh đậm hoặc ngũ cốc.

Chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa có trong các loại thực phẩm như cá, dầu oliu, hạt giống, các loại hạt,... Chất này hỗ trợ cung cấp năng lượng với các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. Thêm vào đó, chất béo không bão hòa còn có công dụng giảm cholesterol xấu trong máu nên hạn chế được nguy cơ mắc tim mạch hoặc đột quỵ.

Tinh bột

Trong quá trình mang thai, mẹ không cần bổ sung quá nhiều tinh bột. Đặc biệt là tinh bột đến từ gạo trắng trong cơm. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn các loại tinh bột lành mạnh khác như khoai lang, bánh mì, gạo lứt, bột yến mạch,... Việc cung cấp quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng đường trong máu gây quá cân hoặc tiểu đường trong thai kỳ. Dù cắt giảm tinh bột nhưng bữa ăn của mẹ bầu cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng khác cùng với chất xơ.

Thực phẩm giàu đạm

Chế độ ăn đầy đủ chất đạm là điều vô cùng quan trọng giúp thai nhi phát triển tốt, tăng cân đều đặn, hạn chế tình trạng dị tật thai nhi, sảy thai, số lượng tế bào não ít,... làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Những loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, các loại hải sản,...

Sữa ít béo với chế phẩm từ sữa

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ khoảng 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày và cách nhau tầm 2 tiếng. Bạn có thể sử dụng sữa bầu, sữa tươi tiệt trùng nhưng phải ưu tiên các loại sữa không đường hoặc ít đường. Hơn nữa, bạn nên bổ sung thêm phô mai ít béo với sữa chua để cải thiện hệ miễn dịch và tiêu hóa.

Một số loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Ngoài các thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe trong thai kỳ.

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu với các quy tắc “vàng” 4
Những thực phẩm nên tránh xa trong khi mang thai

Một số thực phẩm đó là:

  • Thực phẩm có nhiều ngọt nhân tạo;
  • Các loại đồ uống thức ăn chứa nhiều đường hay siro ngọt;
  • Các loại đồ ăn vặt không lành mạnh như kẹo, bánh ngọt, kem, bánh quy, khoai tây chiên,...
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn mặn để tránh tình trạng muối gây tích nước trong cơ thể.
  • Hạn chế ăn các chất béo không lành mạnh như bơ thực vật, bơ, sốt mayonnaise,...

Như vậy, các hướng dẫn về cách ăn uống khoa học cho bà bầu đã được đề cập rõ trong bài viết này. Quá trình mang thai vô cùng khó khăn nhưng cũng là điều hạnh phúc đối với gia đình. Do đó, các mẹ bầu nên chú ý hơn về chế độ ăn uống để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.