Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ riềng là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt, không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần bảo quản đúng cách để giữ được độ tươi ngon và các dưỡng chất của củ riềng trong thời gian dài. Vậy cách bảo quản củ riềng như thế nào?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cách bảo quản củ riềng đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn có thể bảo quản củ riềng lâu dài mà vẫn giữ nguyên chất lượng và hương vị tươi ngon. Hãy cùng Long Châu khám phá ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Riềng có tên khoa học Alpinia officinarum Hance, ngoài ra tuỳ vùng miền mà có thể được gọi với các tên như phong khương, cao lương khương, kìm sung,... Riềng là một loài cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), cây nếu được chăm sóc tốt có khả năng cao đến khoảng 2 mét.
Phần rễ của cây thường bò ngang, phát triển thành những củ lớn được sử dụng phổ biến làm thuốc và trong chế biến món ăn. Khi củ còn non, nó có màu nâu đỏ và khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, với cấu trúc phân thành nhiều đốt, có mùi thơm nhẹ, đặc trưng.
Trong thành phần của củ riềng, có chứa tinh dầu xineola, metylxinnamat và khoảng 1% tinh dầu màu vàng xanh với mùi hương đặc trưng gần giống long não. Bên cạnh đó, củ riềng còn chứa một loại dầu có vị cay, được biết đến với tên galangola và ba dẫn xuất flavonoid là galangin (C15H10O5), alpinin (C17H16O6), kaempfert (C16H12O6).
Riềng được biết đến với tính ấm và vị cay thơm, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trừ hàn, giảm đau, và làm tan sưng. Nhờ những đặc tính này, riềng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề như đau nhức xương khớp, đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, hỗ trợ làm ấm cơ thể, làm giảm các triệu chứng như đau vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém.
Củ riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ chống lại các bệnh lý đái tháo đường tuýp 2, tình trạng suy giảm trí nhớ và bệnh tim. Đặc biệt, hợp chất galangin trong củ riềng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và chống lại sự phát triển của các khối u.
Ngoài ra, củ riềng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm đau, đặc biệt trong điều trị viêm loét đại tràng và viêm xương khớp. Các nghiên cứu cũng cho thấy củ riềng có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới, kiểm soát bệnh tiểu đường, bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét.
Bảo quản củ riềng bằng túi zip và cất chúng trong ngăn mát của tủ lạnh là phương pháp đơn giản đang được nhiều người sử dụng, chỉ cần xếp củ riềng vào túi zip, ép hết không khí trong túi và khóa miệng túi lại. Sau đó, để túi này trong ngăn mát tủ lạnh. Phương pháp này có thể giữ cho củ riềng tươi ngon trong khoảng vài tuần đến một tháng.
Sử dụng túi giấy là một trong những cách bảo quản củ riềng. Trước tiên, hãy quấn củ riềng bằng khăn giấy, sau đó đặt chúng vào túi giấy có chất lượng tốt và lưu giữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Để kéo dài thời gian bảo quản, hãy cố gắng giảm thiểu không khí bên trong túi, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa và giữ cho củ riềng luôn tươi ngon.
Sử dụng cát cách bảo quản củ riềng ở nhiệt độ phòng hiệu quả. Đầu tiên, hãy cho cát vào hũ đựng thực phẩm, sau đó vùi củ riềng vào cát và để ở nơi thoáng mát tạo môi trường bảo quản lý tưởng nhằm giữ cho củ riềng tươi ngon.
Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn có thể sơ chế củ riềng trước khi bảo quản trong ngăn đá. Các bước sơ chế bao gồm giã nhuyễn, xay nhỏ, cắt lát hoặc cắt sợi, tùy thuộc vào cách bạn sẽ sử dụng sau này.
Bạn cũng có thể chia nhỏ phần củ riềng đã sơ chế, sau đó đặt vào khay và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Sau khi củ riềng đã đông, hãy chuyển chúng vào túi zip để bảo quản lâu hơn.
Khi áp dụng các cách bảo quản củ riềng, bạn nên lưu ý tránh để củ riềng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, vì điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của củ riềng. Đồng thời, khi bảo quản củ riềng trong tủ lạnh, hãy đặt ở xa các loại thực phẩm có mùi mạnh như hành hoặc tỏi để không làm ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của củ riềng.
Để bảo quản củ riềng được lâu mà vẫn giữ hương vị, việc chọn những củ tươi ngon là yếu tố then chốt. Nếu bạn chọn phải củ riềng không tươi, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Lựa chọn của riềng có chất lượng tốt với các đặc điểm củ tươi, màu sắc đồng đều. Khi cầm nắm, củ tươi sẽ có độ cứng vừa phải, không bị mềm nhũn hay co rút.
Đồng thời, củ riềng tươi thường có mùi hương thơm nồng nàn đặc trưng. Tránh những củ có dấu hiệu thâm, nứt, hỏng hoặc có biểu hiện của sâu bệnh để đảm bảo chất lượng và bảo quản được lâu.
Món thịt kho riềng là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, với hương vị đậm đà và màu sắc hấp dẫn nhờ sự kết hợp tinh tế của riềng. Riềng cũng là nguyên liệu quan trọng trong món canh chua, khi kết hợp với các loại rau củ và cá để tạo nên một món ăn thanh mát, bổ dưỡng.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng củ riềng đã bảo quản để chế biến các món như canh củ riềng nấu thịt bò, canh củ riềng dưa bò hoặc canh củ riềng hầm thịt.
Một cách chế biến đơn giản và nhanh chóng khác là chiên củ riềng. Chỉ cần cắt củ riềng thành những lát mỏng, sau đó chiên cho đến khi vàng giòn và có thể thêm gia vị như muối, tiêu, tỏi để tăng hương vị.
Với cách bảo quản củ riềng như đã đề cập trong bài, không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình chế biến mà còn duy trì được hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu này. Bằng những phương pháp bảo quản đơn giản, có thể yên tâm rằng củ riềng nhà bạn luôn sẵn sàng để tạo nên những món ăn thơm ngon cho gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.