Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ở trẻ nếu xảy ra cơn co giật do sốt cao thì rất hay tái phát. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Vì vậy, để có thể phòng tránh các hậu quả xấu do co giật gây ra, chúng ta cần biết cách cấp cứu trẻ sốt cao co giật ngay từ khi vấn đề xảy ra.
Đối tượng thường gặp sốt cao, co giật là các trẻ khoảng tầm từ 1 đến 3 tuổi. Cùng một độ tuổi, tỉ lệ đối tượng các trẻ gái có nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các trẻ trai. Khi trẻ bị sốt ở nhiệt độ cao hơn 39,2 độ C thì cơn co giật thường xảy ra. Tuy nhiên có những trường hợp trẻ bị sốt ở nhiệt độ hơn 40,2 độ C mới xảy ra cơn co giật. Đối với các em bé trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi thì khi sốt trên 40 độ C co giật mới diễn ra. Vì vậy bạn cần trang bị kiến thức cho cách cấp cứu trẻ sốt cao co giật ngay tại nhà
Sốt cao co giật là tình trạng xảy ra khi thân nhiệt của cơ thể tăng rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn. Đây là hiện tượng thường gặp khi bị sốt cao đột ngột ở các bé từ khoảng 6 tháng đến 5 tuổi nhưng lại trong môi trường ngột ngạt, mặc quá nhiều áo hoặc không được uống nước đầy đủ.
Nếu tình trạng co giật khi sốt cao kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần để lại nhiều hậu quả đối với sức khỏe, đặc biệt là bộ não của trẻ do khiến cho thiếu oxy lên não. Bé thường bị nôn ói khi co giật. Vì vậy, nếu người lớn không xử lý kịp thời và đúng cách thì chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi gây tổn thương phổi dẫn đến bé sẽ bị viêm phổi.
Ngoài cách cấp cứu trẻ sốt cao co giật như thế nào bạn cần phải biết nnguyên nhân di truyền của căn bệnh này: Theo các nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình trẻ có người thân từng có tiền sử bị sốt cao, co giật thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra cũng bị sốt cao, co giật cao gấp 3 lần so với đứa trẻ bình thường. Trong trường hợp cả bố lẫn mẹ đều từng bị sốt cao, co giật thì khả năng tỉ lệ trẻ sinh ra bị sốt cao co giật cao hơn rất nhiều lần.
Trẻ bị sốt thường có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ngoài ra nguyên nhân gây sốt cao, co giật ở trẻ có thể do trẻ bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6.
Người ta chia sốt cao, co giật ra làm ba dạng sau tùy vào tình trạng và mức độ co giật như sau:
Sau đây là thứ tự các bước cấp cứu tại nhà khi gặp trẻ bị sốt cao co giật:
Bước 1: Bước đầu tiên khi gặp trẻ bị sốt cao, co giật, các bậc phụ huynh nên đặt trẻ nằm trong môi trường không khí thông thoáng, ở nơi bằng phẳng. Sau đó cha mẹ tiến hành cởi hết quần áo của trẻ hoặc nới rộng quần áo, đặc biệt là vùng cổ để giúp trẻ thoát nhiệt và hô hấp tốt hơn.
Bước 2: Bạn tiến hành dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, lưu ý cần vắt sạch nước. Sau đó tiến hành lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng nách, bẹn, trán và cổ trẻ lặp lại việc lau liên tục nhiều lần cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì ngưng.
Bước 3: Khi trẻ bị sốt cao co giật việc dùng thuốc hạ sốt dạng viên thường khó và có thể tác dụng hạ sốt chậm. Vì vậy trong trường hợp này cần nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt vào đường hậu môn với liều lượng 80mg đối với trẻ dưới 2 tuổi và liều 150mg đối với trẻ lớn.
Bước 4: Khi trẻ đã qua cơn co giật, để tránh dịch hậu môn vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, các bậc phụ huynh nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối hơi ngửa đảm bảo an toàn cho trẻ.
Bước 5: Dù cơn co giật đã qua nhưng cũng cần đưa trẻ đi đến bệnh viện để cấp cứu và điều trị kịp thời để phòng tránh cơn co giật tái phát.
Khi đưa trẻ đến bệnh viện, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp chỉ sốt nhẹ, chỉ cần cho trẻ uống chất điện giải bù mất nước, thuốc hạ sốt, và chườm nóng. Sau khi trẻ nghỉ ngơi vài ngày thì bệnh tự khỏi, mà không nhất thiết phải nhập viện.
Đối với trường hợp trẻ bị sốt cao nặng kèm co giật thì cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để điều trị, đặc biệt là các trẻ dưới 18 tháng tuổi có thể xảy ra các cơn co giật phức tạp. Trường hợp trẻ bị sốt cao kèm 2 cơn co giật trở lên kéo dài khoảng 24 giờ mà không phải là động kinh, thì các bác sĩ sẽ nhanh chóng cấp cứu đường hô hấp trên, cho thở oxy đặt thuốc hạ sốt ở đường hậu môn với liều lượng 0,5 mg/kg hoặc tiêm diazepam với liều 0,3mg/kg.
Trong trường hợp trẻ sốt cao kèm động kinh, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tĩnh mạch lorazepam với liều khoảng 0,1mg/kg - 4mg/kg hoặc tiêm tĩnh mạch diazepam với liều 0,3mg/kg, kết hợp điều trị với phenobarbital.
Điều trị sốt cao: Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào xác định uống thuốc hạ sốt sẽ giúp phòng ngừa được co giật ở trẻ. Nhưng các các chuyên gia cũng cho hay việc sử dụng thuốc hạ sốt có thể giảm bớt các tổn thương gây ra do sốt.
Một số biện pháp có thể phòng tránh được cơn co giật cho trẻ như sau:
Xem thêm:
Ds Hải Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp