Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, các bệnh lý về hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử trí trẻ em bị co giật nhưng không sốt qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu!
Trẻ em bị co giật có thể do nguyên nhân sốt hoặc không. Thế nhưng, dù co giật do sốt cao hay co giật không do sốt cũng đều khiến cha mẹ vô cùng hoang mang và lo lắng. Ở bài viết sau đây, mời bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử trí tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt.
Trước khi tìm hiểu về tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt, bạn cũng nên nắm được một số thông tin cơ bản về hiện tượng trẻ bị co giật do sốt. Co giật do sốt thường là lành tính, thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tình trạng này ít khi để lại các di chứng cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ sau này.
Nguy cơ tái co giật nguyên nhân do sốt thường xảy ra ở những trẻ có yếu tố gia đình như trong gia đình có người thân cũng bị co giật do sốt hay những trẻ nhỏ hơn 18 tháng tuổi, trẻ bị co giật ở nhiệt độ sốt không quá cao trước đó.
Thực tế cho thấy rằng, trẻ bị co giật do sốt phần lớn không tiến triển thành động kinh. Tuy nhiên có nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ bị co giật do sốt vài lần sẽ có nguy cơ mắc động kinh cao hơn so với những trẻ sốt không bị co giật và tỷ lệ bệnh động kinh xuất hiện ở những trẻ bị co giật do sốt là khoảng 2 - 3%.
Không giống như tình trạng co giật do sốt, trẻ em bị co giật nhưng không sốt phần lớn là co giật ác tính. Hiện tượng này có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là do những nguyên nhân tổn thương tại hệ thần kinh trung ương như:
Tuy nhiên, nếu như trẻ em bị co giật nhưng không sốt tái lại nhiều lần thì nguy cơ cao trẻ bị mắc bệnh động kinh.
Thuật ngữ động kinh dùng để mô tả những cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần theo thời gian nhưng không liên quan tới bệnh cấp tính (sốt) hoặc tổn thương não cấp tính.
Trong cơn động kinh, trẻ có thể bị bất tỉnh, mất ý thức, ngã, mắt trợn ngược, cơ thể co cứng lại, chân tay co giật. Thông thường, các cơn co giật này sẽ kéo dài dưới 5 phút. Theo thống kê, cứ 250 trẻ bị co giật thì có 1 trẻ em bị co giật nhưng không sốt. Nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra kỹ bởi trẻ có nguy cơ cao bị động kinh.
Nguyên nhân của các cơn co giật tái phát nhưng không sốt (động kinh) thường do một vùng não nhỏ đôi khi gửi thông tin bất thường tới các vùng não khác. Các cơn co giật tái phát thường được kiểm soát bằng những loại thuốc chống co giật đặc hiệu. Bên cạnh đó, các nguyên nhân phổ biến khác có thể gặp là chấn thương đầu, đường máu thấp, canxi máu thấp, ngộ độc, phản ứng với thuốc…
Trẻ bị động kinh có thể có một số biểu hiện sau đây:
Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện sơ cứu cho trẻ theo các bước dưới đây:
Để phòng tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như giúp quá trình điều trị bệnh động kinh cho trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong việc chăm sóc trẻ:
Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ nắm được nguyên nhân gây tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt, cũng như nắm được cách xử trí khi trẻ bị lên cơn động kinh. Nếu tình trạng co giật của trẻ tái lại vài lần, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để trẻ được kiểm tra kỹ càng, chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Chúc bạn và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.