Long Châu

Cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng nhanh chóng, khoa học và hiệu quả

Ngày 19/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tổ đỉa á sừng là bệnh lý da liễu mạn tính, diễn biến dai dẳng khiến ảnh hưởng lớn tới đời sống và tinh thần của người bệnh. Vậy cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng nhanh chóng, khoa học, hiệu quả được khuyến cáo hiện nay là gì?

Bệnh tổ đỉa á sừng hay Eczema bàn tay, bàn chân là một nhóm bệnh viêm da mạn tính tương đối nguy hiểm và gây ám ảnh, khó chịu đối với người mắc. Để điều trị hiệu quả bệnh cần tìm ra nguyên nhân và nhận biết sớm để có cách xử lý kịp thời. Sau đây là những thông tin về bệnh và hướng dẫn cách chữa tổ đỉa á sừng nhanh chóng, khoa học và hiệu quả.

Bệnh tổ đỉa á sừng là gì?

Á sừng tổ đỉa là một dạng viêm da cơ địa, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên, dễ gặp ở người trẻ hơn và tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Bệnh diễn biến kéo dài dai dẳng với các triệu chứng như ngứa, mụn nước, bong tróc da gây nhiều ảnh hưởng tới người bệnh.

Cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng nhanh chóng, khoa học và hiệu quả 1 Tổn thương dạng mụn nước ở bàn tay

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa á sừng

Có nhiều quan điểm, giả thuyết đưa ra về các yếu tố thuận lợi gây bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc bệnh thì con cháu có tỷ lệ mắc cao hơn. 
  • Dị ứng: Những người thường xuyên tiếp xúc hóa chất, nước hoa, xà phòng… có nguy cơ cao dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Bị bệnh tổ đỉa á sừng căn nguyên nhiễm khuẩn: Nguồn nước, đất bị ô nhiễm lâu ngày khi tiếp xúc thường xuyên da dễ bị viêm. Vi khuẩn tích tụ lâu sẽ tạo điều kiện gây bệnh.
  • Do cơ địa: Những người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh liên quan đến hô hấp như hen, viêm mũi dị ứng
  • Thần kinh: Có những người có rối loạn dây thần kinh thực vật khiến cho tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động mạnh hơn, là môi trường thuận lợi cho sự hình thành bệnh tổ đỉa á sừng.
  • Dị ứng với hoá chất, thuốc.

Ảnh hưởng của bệnh tổ đỉa á sừng tới người bệnh

Bệnh tổ đỉa á sừng mặc dù là bệnh ngoài da nhưng khi không điều trị dứt điểm có trở nặng. Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu, tổn thương có thể lan rộng, mụn nhỏ sẽ hình thành nốt mụn to, vỡ nước gây đau rát. Nếu không có xử lý đúng có thể gây nhiễm trùng. Người mắc bệnh tổ đỉa á sừng thường ngại trong giao tiếp, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Khi để lâu, bệnh diễn biến nặng thì phải chữa á sừng tổ đỉa lâu dài, gây tốn kém và mất thời gian tạo tâm lý chán nản. 

Bệnh tổ đỉa á sừng có chữa được không?

Bản chất bệnh là một bệnh viêm mạn tính, vậy nên không thể điều trị khỏi bệnh triệt để. Các thuốc và phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu làm giảm triệu chứng của bệnh, kéo dài thời gian ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Nếu có lời mời chào chữa bệnh tổ đỉa á sừng khỏi hoàn toàn thì đó thông tin chưa có cơ sở khoa học. 

Những cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng

Cách chữa á sừng tổ đỉa theo Tây y

Theo chuyên gia y tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều triệt để bệnh tổ đỉa á sừng. Nhưng nếu lựa chọn cách chữa phù hợp cùng với thói quen sinh hoạt khoa học, sẽ sớm đạt lui bệnh. Điều trị tổ đỉa á sừng thì thời điểm phát hiện là quan trọng. Bệnh phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Mục đích điều trị là làm cho da bị bệnh trở lại trạng thái như bình thường. 

Cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng nhanh chóng, khoa học và hiệu quả 2 Hiện nay tổ đỉa á sừng được chữa theo các phương pháp Tây y là chủ yếu

Sau đây, Nhà Thuốc Long Châu xin chia sẻ một vài cách điều trị được ghi nhận hiệu quả hiện nay:

Điều trị toàn thân

Bệnh tổ đỉa á sừng gây ngứa nhiều, chống ngứa với kháng histamine tổng hợp. Hiện tại có nhiều thế hệ kháng histamine khác nhau như thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3… Nếu cần thiết cho một đợt corticoid uống 5-10 ngày.

Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm. Biểu hiện bội nhiễm với các nốt mủ đục trong các bọng nước hay nước đục rỉ trên tổn thương.

Điều trị tại chỗ

Những trường hợp thể nhẹ đến trung bình, bác sĩ khuyên nên điều trị tại chỗ như sau: 

  • Ngâm vùng da bệnh vào dung dịch thuốc tím pha loãng với tỷ lệ nhất định. 
  • Chấm BSI 1-3% tại vùng da có mụn tổ đỉa.
  • Sử dụng thuốc kháng khuẩn bôi vào phần mụn mủ vỡ, nhiễm khuẩn. Với nốt mụn bọng nước thì có thể chích để bôi thuốc. Kỹ thuật cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Không tự ý điều trị ở nhà vì có thể bị nhiễm trùng. 
  • Còn với trường hợp bệnh nặng, mụn mủ, nhiễm khuẩn thì cần được chỉ định dùng thuốc điều trị. Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn bôi trực tiếp lên da, kết hợp kháng sinh để kháng viêm, khô vết thương. 

Cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng theo dân gian

Chữa tổ đỉa á sừng với muối

Nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm ngứa ngáy khó chịu, giúp điều trị và ngăn ngừa lây lan bệnh sang vùng khác trên cơ thể.

Lá lốt chữa tổ đỉa á sừng

Trong Đông y, lá lốt có tính ấm, vị nồng, có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó y học phương Tây cũng nhận thấy trong lá lốt có chứa chất alkaloid, tinh dầu benzyl axetat, beta-caryophylen- những chất có tác dụng trong việc điều trị tổ đỉa á sừng, mụn nhọt, chàm da, nấm da, eczema hiệu quả.

Cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng nhanh chóng, khoa học và hiệu quả 3 Cách chữa bệnh tổ đỉa á sừng Đông y cũng được công nhận có hiệu quả nhất định

Các bước thực hiện:

  • Giã lá lốt và cho muối ăn vào trộn thật đều.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa á sừng sạch sẽ bằng nước muối pha loãng rồi lau khô.
  • Đắp lá lốt đã nát lên, thoa đều.
  • Dùng miếng gạc y tế để băng lại.
  • Khoảng 50-60 phút sau có thể tháo ra, rửa sạch, lau khô.
  • Hàng ngày làm tối thiểu 1 lần sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đóng vảy, ngứa ngáy, mẩn đỏ và bong da.

Chữa tổ đỉa á sừng với tỏi

Tỏi chứa khá nhiều allicin, germanium, sulfur, selen, glycosides và vitamin nhóm B với các khoáng chất khác, có thể dùng để chữa tổ đỉa á sừng hay bệnh nấm ngoài da. 

Các bước thực hiện như sau:

  • Cho tỏi và rượu trắng vào bình, đậy nắp và cất gọn.
  • Sau 7 ngày khi thấy rượu tỏi đổi màu vàng ngà ngà hay vàng nâu thì lấy ra dùng.
  • Thoa 1 lớp lên vùng da bị tổ đỉa á sừng, chà sát nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút rồi bỏ tỏi đi.
  • Thực hiện 1 lần mỗi tối, sau 1 tiếng rửa sạch, lau khô.

Phòng bệnh: Không cào gãi chà xát sẽ dễ gây bội nhiễm, hạn chế rửa xà phòng và tránh tiếp xúc hoá chất, nước bẩn…

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách chữa bệnh á sừng tổ đỉa, Nhà Thuốc Long Châu hi vọng đã mang lại thông tin hữu ích tới quý độc giả!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm