Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng do ăn phải thức ăn, thức uống bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến các triệu chứng như: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, chuột rút, co giật… Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm này nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch. Bạn đã biết cách chữa ngộ độc thực phẩm chưa? Mách bạn một số cách chữa ngộ độc thực phẩm bằng những thực phẩm quen thuộc nhé!
Cách chữa ngộ độc thực phẩm đúng là cần phải sơ cứu cho người bệnh nôn ra thật nhiều nhằm đào thải chất độc ra ngoài. Tuy nhiên, có thể do sơ cứu chậm mà chất độc đã ngấm nhiều vào cơ thể, nạn nhân sẽ không nôn được nữa, do đó bạn có thể tham khảo bài viết sau để có phương hướng xử lý khi chính mình hay người thân chẳng may bị ngộ độc thực phẩm.
Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.
Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 muỗng canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.
Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Khi có các biểu hiện của ngộ độc cấp tính, các bạn cần áp dụng các biện pháp đẩy chất độc ra ngoài.
Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 giờ, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần chữa ngộ độc thực phẩm bằng cách:
Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.
Khi bị ngộ thực phẩm các bạn có thể áp dụng những cách chữa ngộ độc thực phẩm đơn giản dưới đây như:
Gừng và mật ong
Gừng không chỉ là gia vị giúp cho một số món ăn thêm ngon, kích thích vị giác mà gừng còn là vị thuốc điều trị một số bệnh, đặc biệt trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Đập nhỏ gừng và trộn với 1 muỗng mật ong giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt những cơn đau khó chịu do ngộ độc thực phẩm.
Nước chanh
Nước chanh là một trong những cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Tính acid trong chanh có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vắt lấy nước cốt chanh và uống nhiều lần trong ngày giúp làm sạch dạ dày và giảm viêm.
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra nếu đồ ăn không đảm bảo vệ sinh.
Tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn là một phương thuốc hiệu quả cho các vấn đề về dạ dày. Chính vì vậy tỏi cũng được liệt kê vào trong danh sách cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Bạn có thể ăn một tép tỏi hoặc nếu bạn không thể ăn trực tiếp thì có thể uống nước ép tỏi để giúp làm dịu sự khó chịu dạ dày.
Giấm táo
Giấm táo là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phục hồi nhanh các triệu chứng do ngộ độc thực phẩm Nó có tính kiềm giúp ngăn vi khuẩn phát triển. Hòa giấm trong một tỷ lệ tương đương với nước và sử dụng để làm dịu các cơn đau.
Sữa chua
Sữa chua không chỉ cung cấp các men vi sinh thúc đẩy hệ tiêu hóa bình phục và hoạt động tốt hơn mà còn giúp tiêu diệt bớt các vi khuẩn gây hại nhờ lượng lớn lợi khuẩn.
Húng quế
Húng quế có đặc tính kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, giúp giảm sự khó chịu ở bụng do ngộ độc thực phẩm. Cho một chút mật ong vào nước ép húng quế rồi uống nước này nhiều lần trong ngày.
Khi bị ngộ độc thực phẩm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chưa ngộ độc thực phẩm kịp thời. Vì vậy, phòng chống ngộ độc thực phẩm vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Những thực phẩm trên chỉ có tác dụng hỗ trợ sơ cứu người bị ngộ độc. Với mục đích gây nôn và tiêu chảy để đào thải chất độc ra ngoài, nếu bệnh nhân có các biểu hiện bất thường như thân nhiệt cao, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu thì người thân cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và chữa ngộ độc thực phẩm kịp thời.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.