Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, do đó, việc tìm hiểu cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết. Bằng cách thực hiện các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, chúng ta có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những nguy cơ này.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn phải những thực phẩm "không an toàn" do quá trình xử lý, bảo quản hoặc chế biến không đúng cách hoặc thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao. Tình trạng ngộ độc có thể diễn ra hàng ngày, ở mọi đối tượng, dẫn đến rất nhiều ca phải nhập viện kể cả tử vong.
Ngộ độc thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều mức độ, từ nhẹ như rối loạn tiêu hóa cho đến nghiêm trọng phải nhập viện, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Việc nắm bắt các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm sẽ giúp chúng ta áp dụng các cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm đúng đắn, hiệu quả và an toàn hơn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Có ba nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm mà chúng ta cần lưu ý:
Các vi khuẩn gây ngộ độc như Salmonella, Campylobacter và E. coli thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật như thịt, sữa hoặc trứng. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, con người có thể gặp phải các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc thực phẩm còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như suy thận, nhiễm trùng máu và thậm chí dẫn đến tình trạng liệt cơ.
Ký sinh trùng như giun hoặc sán thường nhiễm vào cơ thể qua các loại thực phẩm chưa được nấu chín kỹ như thịt heo, thịt bò, hải sản hoặc rau sống hoặc qua nguồn nước bị ô nhiễm. Mỗi loại ký sinh trùng sẽ có thời gian ủ bệnh và biểu hiện triệu chứng khác nhau, đôi khi một số người bị nhiễm có thể không nhận ra mình đang mang mầm bệnh cho đến khi các triệu chứng ngộ độc thực phẩm biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng hơn.
Một số vi khuẩn hoặc nấm mốc có khả năng tiết ra độc tố trong thực phẩm. Ngay cả khi quá trình nấu nướng có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhờ nhiệt độ cao thì các độc tố này vẫn tồn tại và gây ngộ độc.
Độc tố botulinum từ vi khuẩn là một trong những chất độc mạnh nhất, có thể gây tê liệt cơ và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, các loại nấm mốc trên thực phẩm như ngũ cốc, đậu phộng hay trái cây khô cũng tiết ra độc tố aflatoxin, một chất có khả năng gây ung thư gan nếu tiếp xúc lâu dài.
Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai hay những người có bệnh lý khác. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình của bạn thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do ngộ độc thực phẩm, cần chú ý về cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe an toàn và lành mạnh cho bản thân cũng như gia đình mình.
Những loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao không chỉ giới hạn ở các loại thực phẩm chúng ta nghĩ là có độc, mà còn bao gồm nhiều loại chúng ta cho là an toàn.
Thường thì một số loại thực phẩm có thể nhận biết được độ nguy hiểm bằng mắt thường như bị hư hỏng, lên mùi khó chịu hoặc nấm mốc. Nhưng thực phẩm bị “ô nhiễm” đôi khi có vẻ ngoài, mùi và vị không khác gì so với thực phẩm an toàn bình thường. Vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ngộ độc có thể còn tiềm ẩn trong thực phẩm, và sẽ phát triển sinh sôi khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta và gây bệnh.
Các loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao bao gồm:
Có một số quy tắc đơn giản bạn có thể tuân theo để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm:
Để giữ an toàn vệ sinh và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, việc thực hiện các biện pháp sau là rất cần thiết:
Thịt sống, gà và các loại gia cầm, hải sản và trứng có thể lây lan vi khuẩn đến các thực phẩm khác nếu không được để riêng.
Sử dụng nhiệt độ cao cũng là một cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Thực phẩm khi được nấu chín với nhiệt độ bên trong đủ cao sẽ giúp tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh.
Nếu sử dụng lò vi sóng nên tuân thủ thời gian nấu và thời gian để nguội theo hướng dẫn. Việc để thực phẩm nghỉ vài phút sau khi nấu trong lò vi sóng giúp các điểm lạnh hấp thụ nhiệt từ các vùng nóng hơn và nấu chín đồng đều hơn.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng, bảo quản thực phẩm
Nói chung, việc nắm rõ cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hãy luôn nhớ tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm và lập thói quen ăn sạch uống sạch hằng ngày. Chỉ với những mẹo đơn giản ở trên, bạn đã có thể giảm đáng kể rủi ro ngộ độc thực phẩm và mang đến bữa ăn an toàn cho gia đình mình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...