Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bạch tuộc đốm xanh có ăn được không? Vì sao?

Ngày 16/07/2024
Kích thước chữ

"Bạch tuộc đốm xanh có ăn được không?" là câu hỏi lo ngại của nhiều người khi tần suất chúng xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí còn bị trộn lẫn trong nhiều loại bạch tuộc thực phẩm khác, mà không phải ai cũng nhận biết được.

Bạch tuộc vẫn luôn là món hải sản hấp dẫn thường thấy trong các bữa tiệc tại vùng biển. Trong đó bạch tuộc cũng được chia làm nhiều loại cùng sinh sống giữa đại dương mênh mông và còn người thường bị tò mò, thích khám phá và thưởng thức những loài sinh vật có hình thù mới lạ, nổi bật là bạch tuộc đốm xanh. Vậy sự thật bạch tuộc đốm xanh có ăn được không? Điều bí mật nào ẩn dấu sau vẻ ngoài sặc sỡ này, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm nhận biết loài bạch tuộc đốm xanh

Trước khi trả lời bạch tuộc đốm xanh có ăn được không, mọi người cần nhận biết các đặc điểm của bạch tuộc đốm xanh có đặc tính gì khác so với các loài bạch tuộc thực phẩm.

Bạch tuộc đốm xanh vốn được biết đến với hình ảnh những đốm vòng màu xanh nổi bật trên cơ thể linh hoạt, xuất hiện nhiều tại vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Một số đặc điểm nhận biết khác của bạch tuộc đốm xanh như:

  • Kích cỡ trung bình từ 12 - 20cm, lớp da màu vàng có những đốm màu xanh biển trên da.
  • Thức ăn của bạch tuộc đốm xanh thường là các loài giáp xác dưới biển như cua và tôm.
  • Bạch tuộc đốm xanh có khả năng đổi màu dựa vào ánh sáng mặt trời và mực nước biển. Đặc biệt màu sắc của chúng sẽ càng rực rỡ hơn khi chuẩn bị tấn công hoặc bị kích động.
  • Bạch tuộc đốm xanh được đánh giá rất hiền, nhưng sẽ cực kỳ nguy hiểm với con người nếu khiêu khích chúng.
  • Bạch tuộc đốm xanh là một trong những loại sinh vật biển lạ nhất thế giới. Bạch tuộc đốm xanh tạo thành chi Hapalochlaena có tổng cộng 4 loại: Hapalochlaena fasciata, Hapalochlaena nierstraszi, Hapalochlaena lunulata và Hapalochlaena maculosa.
Bạch tuộc đốm xanh có ăn được không? Vì sao? 1
Bạch tuộc đốm xanh là một trong các loài sinh vật biển độc đáo của đại dương

Bạch tuộc đốm xanh có ăn được không?

Bạch tuộc tuy là món ăn vùng biển quen thuộc của hầu hết các gia đình trên thế giới, bạch tuộc đốm xanh cũng không ngoại lệ, chúng khá được ưa chuộng tại nhiều nơi nhưng cũng phải đối mặt với vấn đề an toàn thực phẩm khi thưởng thức loại bạch tuộc đặc biệt này. Vậy bạch tuộc đốm xanh có ăn được không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bạch tuộc đốm xanh tiết rất nhiều chất độc thần kinh Tetrodotoxin - chất độc tính cao đối với hệ thần kinh con người, có thể gây tử vong ngay lập tức. Mặc dù được khuyến khích nên xử lý đúng cách trước khi chế biến nhưng với hàm lượng độc tố có trong bạch tuộc đốm xanh, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm khi ăn phải loại bạch tuộc này cũng cực kỳ cao.

Đặc biệt tại Nhật Bản, nhiều người vẫn bất chấp việc nguy hiểm đến sức khỏe của mình để chinh phục hương vị thơm ngon từ loài bạch tuộc thú vị, mặc cho những quy định của chính phủ về việc bạch tuộc đốm xanh phải được chế biến bởi những đầu bếp được đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này đã gây ra không ít các trường hợp bị ngộ độc, tê liệt hệ hô hấp chỉ vì muốn thưởng thức món ăn này.

Qua đó không thể phủ nhận độ tươi ngon, hấp dẫn của loài bạch tuộc đốm xanh, nhưng vấn đề an toàn thực phẩm vẫn nên được ưu tiên hàng đầu, để chúng ta vừa an tâm thưởng thức món ngon vừa giảm thiểu các tình huống rủi ro về thực phẩm và bảo vệ an toàn cho chính bản thân chúng ta và gia đình.

Bạch tuộc đốm xanh có ăn được không? Vì sao? 2
Thắc mắc bạch tuộc đốm xanh có ăn được không? Vì sao?

Mức độ nguy hiểm từ độc tố của bạch tuộc đốm xanh

Như đã đề cập, độc tố Tetrodotoxin có tính axit mạnh có trong da và nước bọt của loài bạch tuộc đốm xanh, chúng sẽ sử dụng khi cảm thấy nguy hiểm để tấn công kẻ thù. Hoạt chất này có nọc độc rất cao có thể gây khó thở và tử vong ngay sau đó.

Trong môi trường tự nhiên, các đốm xanh trên thân được sử dụng như ánh sáng cảnh báo các kẻ săn mồi, có thể ảnh hưởng đến nhiều loại sinh vật biển khác nhưng không ảnh hưởng trực tiếp cho con người như tình huống trên.

Độc tính của bạch tuộc đốm xanh

Chất độc Tetrodotoxin của bạch tuộc đốm xanh có thể tồn tại lâu trong nhiệt độ cao và có khả năng tiêu diệt kẻ thù nhanh chóng. Điển hình chỉ với 25g nọc độc Tetrodotoxin có thể giết chết 10 người nặng hơn 70kg vì chứa nhiều Histamine, Tryptamine, Octopamine, Taurin, Acetylcholine, Dopamine và sẽ gây ra các trường hợp như:

  • Nếu ăn trúng thịt bạch tuộc đốm xanh: Trong vòng 30 phút đến 3 tiếng đồng hồ có thể cảm thấy khó chịu, mặt đỏ, đồng tử co giãn liên tục kèm theo buồn nôn, tay chân bủn rủn người mệt mỏi, tiêu chảy, cả người rét run, các đầu ngón tay, ngón chân mất cảm giác,...
  • Nếu tiếp xúc qua da: Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện chỉ sau từ 1 - 5 phút, thậm chỉ tử vong nhanh chóng chỉ sau từ 10 - 20 phút.

Thông thường khi đối diện với tình huống nguy hiểm chúng có nguy cơ tự bỏ trốn cho đến khi không thể trốn được nữa, chúng sẽ tự tiết ra nọc độc để bảo vệ mình.

Bạch tuộc đốm xanh có ăn được không? Vì sao? 3
Nọc độc có trong tuyến nước bọt và da của bạch tuộc đốm xanh có thể gây tê liệt hô hấp nhanh chóng

Phản ứng của cơ thể

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng trên, nạn nhân còn đối diện với nhiều nguy hiểm khác khi chất độc ngấm vào cơ thể, mặc dù thần kinh vẫn còn tỉnh táo nhưng vẫn xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm như: Suy tim, ngừng thở, buồn nôn, thậm chí gây mất thị lực, liệt toàn thân và tử vong.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời cho mình về việc bạch tuộc đốm xanh có ăn được không, cũng như biết cách nhận biết các đặc điểm của bạch tuộc đốm xanh qua màu sắc, cảm quan,... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin