Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dân gian đã biết sử dụng cây hoa cứt lợn làm bài thuốc điều trị viêm xoang từ xưa đến nay. Ưu điểm của phương pháp này là không tác dụng phụ, lành tính phù hợp cho những trường hợp viêm xoang cấp, mãn tính và nguyên liệu dễ kiếm đồng thời có hiệu quả.
Khi bị viêm xoang khiến cho các hốc xoang cạnh mũi bị tác động bởi virus, vi khuẩn, nấm tấn công hoặc xay ra phản ứng dị ứng ở khu vực này. Bên cạnh những biện pháp điều trị xoang như dùng thuốc, phẫu thuật thì bài thuốc dân gian chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy hiệu quả của bài thuốc này ra sao và cách sử dụng như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tên khoa học của cây cứt lợn là Ageratum conzoides L. Ngoài ra dân gian còn có nhiều tên gọi khác như là cỏ hôi, cây hoa ngũ sắc, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế… cây này thuộc họ cúc (Asteraceae). Bởi vì khi vò lá cây ra có mùi hôi và có thể gây nôn đây là lý do người ta đặt tên cây như vậy. Có thể vì thấy cây có tác dụng chữa bệnh tốt mà có cái tên xấu xí nên đặt nó là cây ngũ vị, ngũ sắc.
Loại hoa ngũ sắc này phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta. Hoa ngũ sắc thường mọc ở những vùng đất hoang, ngoài ruộng đồng. Cây hầu như có quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ. Người ta lấy cả cây chỉ bỏ phần rễ có thể dùng tươi hoặc phơi khô, nhưng chủ yếu dùng tươi. Cây cứt lợn có khá nhiều công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều bệnh lý khác nhau như viêm xoang, viêm mũi…
Trong Đông y, chữa viêm xoang được sử dụng dược liệu từ cây cứt lợn. Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp các vùng và rất dễ thích nghi với tất cả mọi loại đất, thời tiết. Cây có thể mọc ở bất cứ đâu từ ruộng đến vườn và khu đất bỏ hoang… Quanh năm đều có thể tìm được loại cây này. Cây nhỏ, mọc thẳng, cao chừng 20 - 50cm thân cây mềm và màu xanh. Hoa của cây cứt lợn có màu tím và có phủ một lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây có cuống ngắn và đầu lá nhọn mọc đối xứng nhau. Lá cây có lông ở cả hai mặt. Lá cây có mùi hắc hắc.
Trong lá cây cứt lợn có tinh dầu và nó chiếm khoảng 0.7 - 2.0%. Tinh dầu cứt lợn có màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ và sánh đặc, mùi thơm tinh dầu khá dễ chịu.
Trong Đông y dùng cây cứt lợn để chữa viêm xoang. Còn đối với y học hiện đại đã nghiên cứu thành phần hợp chất trong hoa cứt lợn có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh, trực trùng hoặc tụ cầu vàng… Một số nghiên cứu trực tiếp trên động vật cho thấy khả năng kháng viêm chống dị ứng và phù nề. Hoa cứt lợn có thể làm loãng dịch nhầy (loãng đờm) hoặc tăng dẫn lưu dịch ra khỏi hốc xoang. Nếu sử dụng ở nồng độ thấp sẽ giúp làm giãn mạch ngoại biên.
Cây cứt lợn có thể giúp cải thiện thở khò khè, khó thở hoặc nghẹt mũi. Ngoài ra còn có khả năng chống táo bón, thúc đẩy sự tăng trưởng các tế bào nhờ protein và chất xơ dồi dào của chúng.
Các bài thuốc trị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng được Đông y sử dụng từ lâu. Hoạt chất trong hoa cứt lợn có thể làm giảm tình trạng nhức đầu sổ mũi, giảm tiết dịch, hắt hơi… Ngoài ra còn có khả năng giảm viêm mũi có tình trạng mủ đặc và ưu điểm là không có tác dụng phụ.
Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn khá đơn giản. Lấy hoa cứt lợn sắc với nước uống và có thể thực hiện tại nhà. Chỉ cần lấy khoảng 30g lá hoa cứt lợn rửa sạch với nước muối loãng hoặc dùng 10gam hoa cứt lợn khô đem sắc cùng 200ml nước và lọc lấy nước uống trước bữa ăn. Nên uống ngày 2 lần sẽ giúp giảm triệu chứng của viêm xoang.
Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn có thể thực hiện với cả tình trạng viêm xoang mãn tính. Lấy cây hoa cứt lợn đã sơ chế sạch, để ráo nước và giã nát lấy nước cốt. Lấy nước cốt này nhỏ mũi từ 2 - 3 lần/ngày. Trước khi nhỏ mũi cần vệ sinh mũi sạch sẽ và xì hết dịch nhầy nếu có.
Chữa viêm xoang bằng cách xông hơi cây hoa cứt lợn. Lấy một nắm lá cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch đem đun sôi khoảng 15 phút. Dùng nồi nước đó để xông hơi. Dùng một chiếc khăn lớn trùm kín đầu để hít tinh dầu của cây vào sâu các xoang giúp làm giảm viêm, tắc nghẽn xoang niêm mạc.
Hiện nay, xu hướng sử dụng máy xông mũi họng để điều trị và phòng ngừa viêm xoang. Xông mũi họng (xông khí dung) là phương pháp điều trị bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc hô hấp, vùng xoang. Việc sử dụng thuốc thông thường sẽ lâu phát huy tác dụng hơn. Bằng cách xông khí dung máy sẽ chuyển thuốc thành dạng sương mù với kích thước hạt cực mịn (71,2% < 5um), giúp thuốc đọng lại ở niêm mạc đường hô hấp,xoang và vị trí cần điều trị. Thuốc nhanh chóng thấm sâu mang đến hiệu quả điều trị nhanh hơn. Cách làm này, giúp giảm tối đa các phản ứng phụ do thuốc uống gây nên. Phương pháp điều trị này sẽ giúp các bệnh đường hô hấp nhanh, tiết kiệm và hiệu quả.
Từ xưa trong dân gian đã biết chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn. Đây là loại cây mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe cho chúng ta nhất là đối với bệnh xoang. Dù đây là loại cây lành tính nhưng khi thực hiện chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn, người bệnh cũng cần chú ý một số điều.
Cây cứt lợn có mùi hắc hắc hôi nên khó uống vì vậy có thể gây nôn ói. Đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên sử dụng.
Dù cây cứt lợn có tác dụng làm giảm triệu chứng xoang nhưng chỉ nên dùng ở giai đoạn viêm xoang nhẹ. Nếu như mũi xoang có mủ bít tắc thì không nên dùng. Khi nước mũi chuyển sang dịch trong người bệnh có thể phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất dịch tiết. Bởi vì nếu dùng tiếp cây cứt lợn có thể sẽ chảy mũi liên tục.
Dù cây cứt lợn lành tính nhưng khi sử dụng thấy bất cứ tình trạng dị ứng phát ban hay ngứa nào nên dừng ngay để đảm bảo an toàn.
Cách chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn là phương pháp dân gian cần kiên trì thực hiện. Tuy nhiên nếu như đã kiên trì thực hiện nhưng không có hiệu quả thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và bác sĩ có hướng điều trị khác. Việc điều trị bằng phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về công dụng và cách dùng cây cứt lợn để điều trị viêm xoang.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.