Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ác mộng có thể gặp ở mọi độ tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh mơ ác mộng? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Ác mộng thường xuất hiện ở trẻ từ 3 đến 7 tuổi và hầu như khoảng 30% trẻ em đều ít nhất một lần trong đời gặp ác mộng.
Trẻ sơ sinh sẽ rơi vào hoảng loạn hoặc sợ hãi khi gặp một cơn ác mộng vào ban đêm. Các bé có thể không đáp lại những người lớn xung quanh và tỏ ra rất bối rối. Ngoài ra trong cơn ác mộng, em bé có thể la hét, khóc lóc hoặc có nhịp tim nhanh bất thường. Tuy nhiên sau đó, em bé sẽ không có dấu hiệu đau đớn.
Những cơn ác mộng về đêm thường hay xuất hiện trong ba phần đầu tiên của chu kỳ ngủ của trẻ. Trong cơn ác mộng, một em bé sơ sinh có thể có những biểu hiện như:
Những cơn ác mộng về đêm sẽ khá ngắn, nhưng một số cơn có thể kéo dài 45 – 90 phút.
Các bác sĩ vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra ác mộng ở các bé. Không có nghiên cứu khoa học nào tìm thấy mối liên hệ giữa cơn ác mộng về đêm và sự khác biệt về cấu trúc hoặc hóa học của não. Do đó, trẻ em mộng du có nhiều khả năng mắc chứng sợ hãi ban đêm và gặp ác mộng.
Trẻ sơ sinh mơ ác mộng về đêm thường xảy ra ở giữa các giai đoạn của giấc ngủ, chẳng hạn như giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh và giấc ngủ REM. Các mô hình điện của não sẽ có sự thay đổi giữa các giai đoạn này, vì vậy mà dễ dẫn đến cơn ác mộng về đêm. Ngoài ra, trẻ có thể dễ bị kinh hoàng và gặp ác mộng khi bị sốt, căng thẳng, ngủ không đủ giấc hoặc hoạt động thể chất quá mức vào buổi sáng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, có một thành phần di truyền gây ra nỗi sợ hãi ban đêm, mặc dù họ chưa xác định được một gen cụ thể hay sự kết hợp của các gen liên quan.
Trẻ sơ sinh gặp ác mộng thường không xuất phát từ tình trạng sức khỏe, mặc dù một số trẻ gặp ác mộng vì có các vấn đề về giấc ngủ như chứng mất ngủ nhưng số lượng khá ít. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào có thể chấm dứt chứng ác mộng này, tuy nhiên, hầu như tình trạng trẻ sơ sinh mơ ác mộng đều được cải thiện khi các bé dần lớn. Do đó khi trẻ gặp ác mộng, phụ huynh có thể thử:
Ngoài ra, phụ huynh ở chung phòng với em bé cũng khá tốt, tuy nhiên không nên ngủ chung giường. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng cha mẹ và trẻ sơ sinh nên ngủ chung phòng nhưng không ngủ chung giường trong ít nhất 6 tháng đầu tiên.
Một số cách sau đây có thể an ủi trẻ sơ sinh mơ ác mộng như:
Có thể khiến trẻ sơ sinh mơ ác mộng ít đi bằng các cách sau:
Bên cạnh đó, để con ăn ngủ tốt hơn, phụ huynh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé, bổ sung lysine, khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,.. để giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, ăn ngon ngủ sâu để ít ốm vặt.
Trong trường hợp tệ hơn là khi các cơn ác mộng kéo dài và trẻ cực kỳ sợ đi ngủ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị chuyên khoa. Những giấc mơ xấu xảy ra liên tục đòi hỏi giải quyết các vấn đề sâu bên trong về mặt tâm lý tâm thần của trẻ.
Những cơn ác mộng về đêm rất đáng sợ đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm và thường tự biến mất khi con lớn. Bất kỳ ai nghĩ rằng con mình đang gặp phải vấn đề này nên thông báo cho bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán vấn đề chính xác và đưa ra lời khuyên hữu ích.
Như Nguyễn
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.