Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để tìm hiểu về cách điều trị đau khớp lòng bàn tay, bạn hãy tham khảo nội dung dưới bài viết sau.
Đau khớp lòng bàn tay hay đau khớp mu bàn tay là tình trạng mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua trong đời. Chứng bệnh thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Sử dụng thuốc tây để điều trị đau khớp lòng bàn tay là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Những loại thuốc được dùng để làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh lý phải kể đến như:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Loại thuốc này thường được dùng cho những trường hợp người bệnh bị chấn thương ở lòng bàn tay, đau khớp mu bàn tay. Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm sưng tấy, điều trị viêm và giảm đau nhức. Hiệu quả của thuốc thường mang lại sau 3 đến 4 liều dùng. Mặc dù vậy, dòng thuốc này có thể khiến cho người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ như làm ảnh hưởng đến dạ dày cũng như chức năng của hệ tiêu hóa.
Chính vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng thêm các thuốc bảo vệ dạ dày theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Những thuốc chống viêm không steroid điển hình phải kể đến như Ibuprofen, Naproxen…
Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Với những trường hợp đau khớp lòng bàn tay ở mức độ vừa và nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau trong nhóm Opioid như Codein, Tramadol. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau rất nhanh chóng. Tuy nhiên, để tăng thêm hiệu quả điều trị, người bệnh có thể sử dụng kết hợp giữa Tramadol và Paracetamol.
Để cải thiện những cơn đau khớp mu bàn tay, bệnh nhân có thể được hướng dẫn áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cùng với các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh để làm thuyên giảm tình trạng bệnh lý. Các bài tập này có tác dụng giúp cho dây chằng, các khớp xương ở lòng bàn tay được thư giãn. Từ đó tăng cường hỗ trợ giảm đau, giúp cho các chuyển động trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn.
Bên cạnh các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh có thể thực hiện các bài tập như:
Phương pháp nắn xương thường được sử dụng khi bệnh nhân bị gãy xương lòng bàn tay ở mức độ nhẹ và không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng kéo những mảnh xương bị gãy để chúng liền lại với nhau. Sau khi thực hiện việc nắn xương, phần mu bàn tay sẽ được cố định bằng phôi của thạch cao.
Phương pháp phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp như gãy cổ tay, đau khớp lòng bàn tay ở mức độ nặng, tổn thương gân nghiêm trọng hoặc không thể đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Sau khi thực hiện vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được thực hiện những bài tập phục hồi chức năng để tình trạng bệnh lý nhanh chóng có sự cải thiện.
Để phòng ngừa nguy cơ bị đau khớp lòng bàn tay, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp sau:
Sử dụng dụng cụ bảo vệ tay: Bạn có thể dùng những dụng cụ bảo vệ tay khi chơi những bộ môn thể thao như trượt patin, trượt ván, khúc côn cầu.. Trong trường hợp nếu như bị trượt hoặc ngã, các dụng cụ này sẽ giúp bàn tay tránh khỏi những tổn thương không đáng có.
Thực hiện các động tác khởi động: Trước khi chơi thể thao, bạn cần thực hiện những động tác khởi động để kéo giãn các dây chằng, giúp các khớp trở nên linh hoạt và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Duy trì chế độ ăn uống giàu dưỡng chất: Bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, những thành phần có trong các loại thực phẩm cần thiết sẽ giúp xương khớp thêm phần chắc khỏe, tăng cường được sức cơ, hạn chế chấn thương và loãng xương ở trong tương lai.
Đau khớp lòng bàn tay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như bạn không chủ động điều trị kịp thời. Do đó, ngay sau khi phát hiện tổn thương, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.