Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách dùng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng da

Ngày 03/06/2022
Kích thước chữ

Nhiễm trùng da xảy ra khi da bị tấn công bởi những vi khuẩn gây hại. Do đó, kháng sinh là biện pháp điều trị đặc hiệu nhất đối với tình trạng này. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều trị nhiễm trùng da hiệu quả bằng kháng sinh.

Nhiễm trùng da là một bệnh lý da liễu thường gặp do nhiều tác nhân trong môi trường gây nên. Nếu không điều trị dứt điểm thì tình trạng này có thế dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Và biện pháp điều trị nhiễm trùng da hiệu quả đó chính là dùng kháng sinh. Vậy cách dùng như thế nào và dùng loại kháng sinh gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng da gồm những loại nào?

Nhiễm trùng da là tình trạng khi da bị vi khuẩn gây hại tấn công gây viêm nhiễm. Nếu xét về các biểu hiện bệnh ra bên ngoài, nhiễm trùng da được phân thành 2 nhóm chính, gồm:

  • Nhiễm trùng không mưng mủ: Viêm mô tế bào, viêm mầng và viêm cân cơ hoại tử.
  • Nhiễm trùng mưng mủ: Nhọt, áp xe, hậu bối.
Nhiễm trùng da là tình trạng khi da bị vi khuẩn gây hại tấn công gây viêm nhiễm Nhiễm trùng da là tình trạng khi da bị vi khuẩn gây hại tấn công gây viêm nhiễm

Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng da còn được phân chia dựa trên mức độ bệnh:

  • Mức độ nhẹ: Bệnh không gây nên triệu chứng toàn thân, cũng như không có các bệnh lý đi kèm khác hoặc nếu có thì vẫn trong trạng thái kiểm soát được.
  • Mức độ trung bình: Người bệnh có triệu chứng toàn thân, đồng thời không có bệnh lý khác kèm theo. Hoặc bệnh nhân không có triệu chứng toàn thên nhưng trên nền bệnh lý khác không thể kiểm soát được.
  • Mức độ nặng: Bệnh nhân đồng thời có các dấu hiệu toàn thân và trên nền bệnh lý khác đi kèm không thể kiểm soát được.

Một số triệu chứng toàn thân của người bị nhiễm trùng da bao gồm:

  • Sốt cao trên 38 độ C hoặc thân nhiệt của bệnh nhân giảm dưới 36 độ C.
  • Tim đập nhanh, trên 90 lần mỗi phút.
  • Nhịp thở gấp, tăng trên 24 lần mỗi phút.
  • Lượng bạch cầu máu tăng.

Bị nhiễm trùng da dùng kháng sinh điều trị như thế nào?

Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định là nhiễm trùng da và phân loại hình thái và mức độ nặng nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ phù hợp.

Đối với tình trạng nhiễm trùng da không mưng mủ:

  • Mức độ nhẹ: Đây là mức có độ nghiêm trọng thấp nhất và bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh đường uống. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định gồm: Penicillin, Dicloxacillin, Cephalosporin và Clindamycin.
  • Mức độ trung bình: Đối với mức độ này, bệnh nhân nhiễm trùng da cần dùng kháng sinh điều trị qua đường tiêm truyền. Đồng thời cần phải phối hợp 2 trong các loại kháng sinh sau: Penicillin, Cefazolin, Clindamycin và Ceftriaxone.
  • Mức độ nặng: Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất. Do đó, để điều trị người bệnh cần đụng dùng Vancomyxin kết hợp cùng Piperacillin hoặc Tazobactam. Song song với đó, người bệnh cần được theo dõi sát sao và bác sĩ sẽ xem xét việc chích rạch và tháo mủ ổ nhiễm trùng.

Đối với tình trạng nhiễm trùng da có sinh mủ:

  • Mức độ nhẹ: Người bệnh ở mức độ này có thể không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần theo dõi sát. Đồng thời xem xét việc chích rạch và tháo mũ ổ nhiễm trùng da.
  • Mức độ trung bình: Người bệnh sau khi được chích rạch và dẫn lưu mủ ổ nhiễm khuẩn có thể cần phải nuôi cấy vi trùng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ lên kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp nhất với tác nhân gây bệnh.
  • Mức độ nặng: Đây là diễn tiến nặng nhất của tình trạng nhiễm trùng da sinh mủ. Người bệnh bắt buộc phải được dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn. Sau đó sẽ lấy dịch nuôi cấy vi trùng để làm kháng sinh đồ và lựa chọn loại kháng sinh có hiệu quả cao nhất.

Thuốc Cledomox thuộc nhóm kháng sinh Penicillin, có thành phần chính là Amoxicilin và Acid clavulanic có công dụng điều trị các tình trạng viêm nhiễm

Thuốc Cledomox thuộc nhóm kháng sinh Penicillin

Thuốc Cledomox thuộc nhóm kháng sinh Penicillin, có thành phần chính là Amoxicilin và Acid clavulanic có công dụng điều trị các tình trạng viêm nhiễm. Thuốc được dùng để điều trị trong thời gian ngắn cho các trường hợp nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn nha khoa,... Hiện nay, thuốc kháng sinh Cledomox của Medopharm Pvt. Ltd đang được phân phối chính hãng tại nhà thuốc Long Châu và được nhiều người tin dùng.

Một số điều cần lưu ý khi điều trị nhiễm trùng da

Viêm mô tế bào

Bên cạnh việc dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng da, bác sĩ sẽ đồng thời tìm và điều trị các yếu tố có nguy cơ gây bệnh như béo phì, suy tĩnh mạch, chàm da,... để tránh tình trạng viêm mô tế bào.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kết hợp kháng viêm corticoid đối với các tình trạng trung bình và nặng.

Áp xe tái phát

Bệnh nhân nhiễm trùng da cần thay đổi các đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép, chăn màn mỗi ngày

Vết thương nhiễm trùng da

Đối với các trường hợp áp xe tái phát tại vị trí cũ sau khi được điều trị thì cần tìm các nguyên nhân tại chỗ như viêm tuyến mồ hôi sinh mủ, kén tuyến bã,... Đồng thời, bệnh nhân cần được chích rạch, dẫn lưu mủ và nuôi cấy vi trùng sớm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, vết thương cần được rửa bằng dung dịch chlorhexidine 2 lần một ngày và thay đổi các đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép, chăn màn mỗi ngày.

Nhiễm trùng vết mổ

Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ, biện pháp điều trị hữu hiệu nhất là cắt chỉ, chích rạch và dẫn lưu vết mổ. Việc cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh toàn thân chỉ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân phát ban đỏ, nề cứng với kích thước trên 5cm từ mép của vết thương.
  • Nhiệt độ cơ thể người bệnh trên 38,5 độ C.
  • Mạch đập nhanh trên 110 lần một phút.
  • Số lượng bạch cầu tăng.

Kháng sinh là biện pháp đặc hiệu nhất đối với tình trạng nhiễm trùng da. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị kháng sinh hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và mua thuốc kháng sinh tại các cơ sở phân phối chính hãng.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin