Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng lồi mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa phần là các bệnh lý, vấn đề về thị lực. Để biết cách giảm lồi mắt an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tình trạng lồi mắt là điều không ai mong muốn nhưng khi mắc bệnh cần tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt. Lồi mắt có 3 mức độ chính là nhẹ, trung bình và nặng. Trong bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn cách giảm lồi mắt cực hữu hiệu cho các trường hợp bị lồi mắt nhẹ đến nặng.
Trước khi tìm hiểu cách giảm lồi mắt bạn cũng cần nắm rõ định nghĩa của bệnh lý này. Lồi mắt hay mắt lồi là tình trạng nhãn cầu bị lồi ra bên ngoài nhiều hơn so với vị trí ban đầu do nhiều nguyên nhân. Nói một cách dễ hiểu hơn thì lồi mắt chính là hiện tượng nhãn cầu bị đẩy ra phía trước hốc mắt. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, thậm chí là trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó lồi mắt cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh về mắt. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng, kích thước lồi mắt cụ thể. Bệnh lồi mắt được phân chia các mức độ khác nhau tương ứng với những cách giảm lồi mắt khác nhau, cụ thể là:
Tuy có thể lồi trên 24mm (lồi mắt nặng) nhưng độ lồi trung bình của người Việt ta chỉ dao động trong khoảng 12mm. Nếu mắc bệnh lồi mắt quá nhiều thì khả năng cao bạn đang mắc các bệnh như nhiễm trùng hoặc khối u dưới hốc mắt. Để xác định phần nào nguyên nhân gây lồi mắt bạn có thể dựa trên các dấu hiệu cụ thể của bệnh.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng lồi mắt thông qua quan sát thông thường với góc nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang sang. Đa phần tròng trắng của mắt sẽ lồi ra khá nhiều và bạn có thể nhận biết được thông qua mắt thường. Cũng vì bị lồi ra ngoài nhiều hơn thông thường nên tình trạng lồi mắt sẽ làm mắt dễ bị tổn thương, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính,… Không chỉ vậy mắt bị lồi cũng dễ bị kích ứng, khô mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt hơn người có đôi mắt khỏe mạnh.
Khi bị lồi mắt, đôi khi bạn sẽ thấy khó khăn trong việc cử động mắt và gần như không thể nhắm hoàn toàn mắt khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Thậm chí người bệnh lồi mắt cũng cảm thấy khó khăn hơn mỗi khi chớp mắt. Nếu lồi mắt nặng còn có thể gây suy giảm thị lực, mờ mắt, mỏi mắt. Bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng quan sát, nhìn nhận mọi vật xung quanh của mắt.
Tình trạng lồi mắt nếu kèm theo biểu hiện bất thường khác như đỏ mắt, rát mắt mỗi khi chớp, khô mắt, nhìn mờ,… thì rất có khả năng bạn đã mắc bệnh về mắt và cần tiến hành điều trị sớm để không làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
Một trong những điều bạn cần xác định trước khi tìm cách giảm lồi mắt, đó là nguyên nhân khiến mắt bị lồi. Theo nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây lồi mắt, trong đó thường gặp nhất là:
Cường năng tuyến giáp: Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng lồi mắt. Trong đó, tuyến giáp là một bộ phận nằm ở phía trước cổ có chức năng kiểm soát các hormone trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp giải phóng quá nhiều hormone sẽ dẫn đến bệnh cường giáp gây tích mỡ sau nhãn cầu, dần đẩy nhãn cầu ra phía trước hình thành hiện tượng lồi mắt.
Lồi mắt bẩm sinh: Tình trạng lồi mắt còn có thể do bẩm sinh, hay còn gọi là lồi mắt nguyên phát. Cấu trúc mắt bất thường ngay từ khi sinh ra có thể là lý do làm mắt bị lồi hơn độ lồi thông thường. Với nguyên nhân này thì lồi mắt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cách giảm lồi mắt khá ít, đa phần cần can thiệp phẫu thuật.
Bệnh về mắt: Tật khúc xạ, cụ thể là cận thị lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ bị lồi mắt do mắt phải điều tiết nhiều hơn để nhìn thấy sự vật. Đây cũng là lý do có khá nhiều người bị cận thị mắt sẽ lồi ra ngoài nhiều hơn người bình thường.
Khối u quanh mắt: Khối u này có thể là khối u ác tính hoặc lành tính tùy trường hợp để và cách giảm lồi mắt duy nhất là tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Một số trường hợp khối u ác tính cần thực hiện thêm xạ trị hoặc hóa trị để chữa bệnh tận gốc.
Chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa về cách giảm lồi mắt cho biết có 3 phương pháp điều trị lồi mắt phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc corticoides, xạ trị và phẫu thuật. Theo trình tự, cách giảm lồi mắt được ưu tiên sử dụng đầu tiên cho bệnh nhân bị lồi mắt nhẹ là sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh để xác định mức độ lồi mắt cũng như cách điều trị tương ứng.
Sau khi chẩn đoán mức độ lồi mắt sẽ tiến đến bước xác định phương pháp chữa trị. Bệnh nhân có thể thực hiện 1 trong 3 cách giảm lồi mắt nêu trên hoặc được bác sĩ chỉ định phối hợp 2 – 3 cách để tăng hiệu quả chữa trị, đồng thời hạn chế biến chứng với sức khỏe, thị lực.
Trường hợp lồi mắt nhẹ có thể chỉ cần uống thuốc nhưng nếu có nhu cầu bạn vẫn có thể xạ trị hoặc phẫu thuật để chữa dứt điểm bệnh lồi mắt, phòng tránh bệnh quay trở lại. Sau khi chữa lồi mắt bệnh nhân cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh chạm vào mắt, hạn chế để mắt tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, thường xuyên nhỏ mắt với nước mắt nhân tạo, chăm sóc đôi mắt cẩn thận, cân đối giữa làm việc và cuộc sống,… nhằm đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.
Để giúp cách giảm lồi mắt đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày để đôi mắt được phục hồi tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể tập thêm các bài tập cho mắt để sớm sở hữu đôi mắt sáng và khỏe đẹp như ý muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.