Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn trứng cá mọc ở quai hàm là một trong những loại mụn khó điều trị nhất. Bạn có đang cảm thấy mụn vùng quai hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt của bản thân? Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết cách xử trí khi mụn trứng cá mọc ở quai hàm nhé.
Mụn xuất hiện dai dẳng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Điều này là nguyên nhân gây ra sự tự ti ở nhiều người. Nhưng liệu bạn có biết rằng ở mỗi vị trí tình trạng mụn sẽ phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vậy mụn trứng cá mọc ở quai hàm hình thành do đâu và làm sao để cải thiện tình trạng này?
Cằm, quai hàm và vùng chữ T trên khuôn mặt là những vị trí da đổ dầu nhiều. Vì thế, vùng quai hàm thường xuyên xuất hiện những nốt mụn. Thông thường sẽ là mụn viêm, mụn trứng cá có kích thước lớn và sưng đỏ, gây đau mỗi khi chạm vào.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mụn trứng cá mọc ở quai hàm. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Mụn trứng cá cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, nhiễm nấm âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm lộ tuyến. Để tìm chính xác nguyên nhân gây ra mụn, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm cách chữa trị mụn trứng cá mọc ở quai hàm.
Theo các bác sĩ da liễu, mụn trứng cá mọc ở quai hàm nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, đa số người gặp phải tình trạng này đều không điều trị mụn ngay từ đầu tại các cơ sở uy tín. Mà thay vào đó là thường có thói quen tự nặn mụn tại nhà, thói quen này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với làn da và sức khỏe.
Mụn trứng cá mọc ở quai hàm thường là mụn viêm, mụn bọc, sưng đỏ và gây đau. Việc tự nặn mụn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm sang các vùng da xung quanh. Nếu ở mức độ nhẹ, tự nặn mụn sẽ để lại thâm và sẹo trên da sau này, đồng thời gây cản trở tới quá trình phục hồi của da. Còn ở mức độ nghiêm trọng hơn, dịch mủ trong mụn lây lan sang vùng da khác, làm rộng vùng tổn thương, có thể ăn sâu vào các tế bào và gây hoại tử. Thậm chí nếu vết thương quá sâu có thể gây nhiễm trùng máu.
Vì vậy, bác sĩ không khuyến khích tự nặn mụn tại nhà. Người bị mụn trứng cá mọc ở quai hàm nên thăm khám và tham gia điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Để đánh bay mụn trứng cá mọc ở quai hàm, mọi người cần kết hợp điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc da hợp lý, đồng thời với đó là duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Như vậy, hiệu quả trị mụn thu được sẽ tốt và nhanh chóng hơn nhiều.
Trước hết, người bị mụn trứng cá nên đi khám da liễu để bác sĩ nắm được tình trạng da và tổn thương mụn, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với những trường hợp bị mụn do vấn đề nội tiết, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc để điều trị.
Để kiểm soát tình trạng mụn trứng cá mọc ở quai hàm sưng viêm, bạn có thể dùng thuốc bôi có chứa các thành phần như: benzoyl peroxide, salicylic axit hoặc retinoid,… Nếu kiên trì sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tình trạng mụn sẽ sớm được giải quyết, trả lại làn da mịn màng cho bạn.
Một số loại thuốc uống thường được dùng khi trị mụn đó là isotretinoin, hoặc thuốc chống androgen, thuốc kháng sinh,… Lưu ý là bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo đơn thuốc do bác sĩ kê. Nên dùng thuốc với liều lượng phù hợp để tăng hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe. Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy theo dõi thật cẩn thận và báo với bác sĩ nếu cần thiết.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc thì chăm sóc da cũng góp phần xử lý triệt để tình trạng mụn trứng cá mọc ở quai hàm. Đầu tiên, chúng ta cần quan tâm đến bước làm sạch da, để hạn chế hiện tượng viêm nhiễm xảy ra. Lúc bị mụn, làn da cũng khá nhạy cảm, vì thế bạn nên dùng các dòng sản phẩm dịu nhẹ và lành tính để không gây kích ứng da. Đặc biệt, không được tự ý nặn mụn, việc này sẽ khiến tổn thương bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Người bị mụn trứng cá mọc ở quai hàm cũng cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,… Đây chính là tác nhân khiến mụn hình thành ngày một nhiều hơn, và kéo dài quá trình điều trị. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và những thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Duy trì thói quen này sẽ giúp tình trạng mụn ở quai hàm sẽ được cải thiện rõ rệt.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải quyết được nỗi lo lắng về mụn trứng cá mọc ở quai hàm. Điều trị mụn sớm là việc rất cần thiết, giúp bạn có thể lấy lại sự tự tin và sở hữu làn da mịn màng, căng bóng.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...