Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bụi bay vào mắt gây ra sự khó chịu cho mắt như: Chảy nước mắt, đau mắt, ngứa mắt,... Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn cách lấy bụi ra khỏi mắt mà không gây tổn thương mắt.
Đôi khi trong cuộc sống hàng ngày, bụi bẩn vô tình bay vào mắt có thể gây ra cảm giác khó chịu và thậm chí là nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Dị vật trong mắt không chỉ làm mắt bị cộm, đỏ mà còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc tổn thương giác mạc. Cách lấy bụi ra khỏi mắt sẽ áp dụng tùy theo mức độ bị nhiễm. Vậy có cách lấy bụi ra khỏi mắt mà không gây tổn thương mắt hay không?
Trước hết khi có bụi trong mắt, cần tránh dùng tay dụi mắt. Đây là việc nguy hiểm làm cho bụi càng sâu trong mắt, gây xước giác mạc hoặc nhiễm trùng mắt.
Khi thấy có bụi hoặc dị vật lớn trong mắt mà không thể tự lấy ra được thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài vấn đề gây khó chịu cho mắt còn là vấn đề về nhiễm trùng mắt, rách giác mạc,... nếu không có sự can thiệp của bác sĩ kịp thời.
Thêm nữa là khi thực hiện lấy bụi ra khỏi mắt cần rửa tay sạch sẽ khi chạm lên mắt hoặc bất kì vật dụng tiếp xúc với mắt cũng phải vệ sinh sạch sẽ. Việc này sẽ tránh được viêm nhiễm, kích ứng mắt. Ngoài ra móng tay cần được cắt tỉa gọn gàng, sạch sẽ để tránh gây thêm tổn thương cho mắt.
Điều cần lưu ý quan trọng là không được dùng các vật nhọn như nhíp, kim, kẹp,... để tự lấy bụi hoặc dị vật khác ra khỏi mắt. Việc này hết sức nguy hiểm vì có thể sẽ làm cho mắt tổn thương nghiêm trọng đến tổn thương vĩnh viễn.
Trường hợp bạn đeo lens mắt thì việc trước tiên là tháo lens mắt ra. Rửa sạch mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Nếu trường hợp kính áp tròng bị kẹt thì có thể thử rửa mắt dưới vòi nước chảy. Nếu vẫn không thể lấy kính áp tròng ra thì nên đến bác sĩ ngay lập tức để giải quyết kịp thời nhé.
Có một số trường hợp sẽ cần phải uống thuốc hoặc thêm thuốc nhỏ mắt. Cần lưu ý là nên báo với bác sĩ lịch sử dị ứng bất kỳ thuốc nào của bạn. Và không nên tự ý mua thuốc để nhỏ mắt khi bị viêm nhiễm hay thấy đau, khó chịu. Bởi vì việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt lâu dài có thể gây nguy hiểm như teo giác mạc, giảm thị lực,... Các thuốc nhỏ mắt có thể mua không cần kê đơn là nước mắt nhân tạo và nước muối sinh lý.
Khi có bụi trong mắt sẽ có cảm giác nóng rát, chảy nước mắt, mắt bị cộm. Đôi khi cách lấy bụi trong mắt đơn giản nhất là bạn chỉ cần chớp mắt, di chuyển mắt vài vòng. Dưới đây là một số cách lấy bụi ra khỏi mắt mà bạn có thể áp dụng một cách an toàn khi không thể chớp mắt đẩy bụi ra khỏi mắt.
Một trong những cách tốt nhất và dễ dàng nhất để loại bỏ bụi bẩn khỏi mắt là rửa mắt bằng bằng nước sạch. Nguyên tắc của cách này là dùng nước để rửa trôi bụi ra khỏi mắt. Đầu tiên, rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Sau đó có thể lấy bụi ra khỏi mắt bằng hai phương pháp:
Một cách lấy bụi trong mắt đúng cách khác nữa là sử dụng khăn ấm. Lấy một chiếc khăn ấm, ẩm, sạch đặt lên mắt. Cả sức nóng và độ ẩm từ khăn lau sẽ khiến mắt chảy nước mắt một cách tự nhiên và sẽ đẩy bụi bẩn ra khỏi mắt.
Một cách khác mà mọi người cũng hay áp dụng là dùng một mảnh nhỏ của khăn để lấy bụi ra. Tuy nhiên cách này nên tránh bởi vì khăn có thể làm tổn thương giác mạc thêm nữa.
Điều lưu ý là chọn khăn sạch để sử dụng, sau đó sẽ giặt khăn và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Đồng thời cũng nên rửa tay sạch sẽ để đảm bảo không gây viêm nhiễm cho mắt.
Dung dịch nhỏ mắt là cách lấy bụi ra khỏi mắt nhẹ nhàng nhất. Tác dụng của dung dịch nhỏ mắt là rửa trôi bụi như khi dùng nước để rửa mắt. Nhỏ dung dịch vào mắt liên tục và nhiều lần để bụi trôi ra ngoài. Đồng thời chớp mắt liên tục nhưng không dùng tay chạm vào mắt.
Các dung dịch có thể chọn trong trường hợp này là nước muối nhỏ mắt hoặc dung dịch nước mắt nhân tạo. Lưu ý khi dùng dung dịch nhỏ mắt là không nên sử dụng sau thời gian mở nắp quá lâu để tránh nhiễm khuẩn.
Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) có khoảng 2,4 triệu trường hợp chấn thương mắt xảy ra mỗi năm. Họ cho rằng những tổn thương này có 35% liên quan đến dị vật, 25% do vết bầm tím, 25% là do tai nạn chấn thương, 15% là do bỏng.
Dị vật cũng có thể gây ra nhiễm trùng. AAO ước tính có khoảng 1 triệu người phải đến bác sĩ vì nhiễm trùng mắt mỗi năm. Hầu hết các trường hợp này đều liên quan đến kính áp tròng.
Để tránh bụi cũng như dị vật bay vào mắt, bạn nên che chắn mắt khi ra đường. Đặc biệt là trong điều kiện ô nhiễm không khí như hiện nay. Do đó nên đeo kính khi đi đường bằng xe máy hoặc xe đạp trên đường.
Ngoài ra sau khi thực hiện lấy bụi ra khỏi mắt có thể bạn gặp phải tình trạng khô mắt. Trường hợp này bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hàng ngày. Nước mắt nhân tạo sẽ làm tăng khả năng giữ nước trên bề mặt nhãn cầu, từ đó giúp cho mắt không bị khô.
Trong trường hợp phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi như thợ hàn, thợ mộc, công trường xây dựng,... thì nên đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt. Đồng thời các vấn đề bảo hộ khác như quần áo, nón mũ, giày dép cũng nên được đảm bảo để tránh tai nạn lao động xảy ra.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn tìm được cách lấy bụi ra khỏi mắt mà không gây tổn thương mắt. Ngoài vấn đề bụi, bạn cũng nên lưu ý nếu dị vật bay vào mắt là thủy tinh, kim loại hoặc hóa chất thì cần đến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ giúp loại bỏ dị vật một cách an toàn để giảm nguy cơ rủi ro lâu dài như suy giảm thị lực.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.