Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết rằng đôi mắt mỏng manh của chúng ta có thể bị tổn thương bởi những dị vật nhỏ bé? Một hạt cát, một mảnh vụn kim loại cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu chúng xâm nhập vào mắt. Vậy, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đôi mắt khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn này? Hãy cùng tìm hiểu về dị vật trong mắt, nguyên nhân, dấu hiệu, các biến chứng có thể gặp và cách xử lý hiệu quả trong bài viết này.
Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác khó chịu khi một hạt bụi nhỏ bay vào mắt? Hay tệ hơn nữa, một mảnh kim loại sắc nhọn găm vào giác mạc? Dị vật trong mắt là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này của Long Châu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dị vật trong mắt, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý tại nhà và khi nào cần đến gặp bác sĩ.
Dị vật trong mắt là tình trạng mắt bị các vật bên ngoài rơi vào, có thể là: Bụi, cát, côn trùng bay vào mắt hoặc những vật nhỏ khác. Những vật đó gây ảnh hưởng đến giác mạc hoặc là kết mạc của mắt thậm chí là nhãn cầu.
Tùy thuộc vào kích thước dị vật sẽ gây ra những mức độ tổn thương khác nhau cho đôi mắt. Trong những phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp những dị vật khác nhau trong mắt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị vật rơi vào mắt, bao gồm:
Môi trường xung quanh:
Hành động của bản thân:
Một số nguyên nhân khác:
Lưu ý những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng có dị vật trong mắt:
Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, kích thước, vị trí và loại dị vật trong mắt bạn. Đôi khi có một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng đặc biệt là khi dị vật nhỏ và nằm trên kết mạc.
Dị vật rơi vào mắt là tình trạng phổ biến và thường nhẹ. Hầu hết các trường hợp có thể tự phục hồi trong vài ngày hoặc vài tuần nếu được xử lý đúng cách. Ví dụ, với các dị vật đơn giản như cát, bụi bẩn, triệu chứng thường chỉ là cộm, đỏ mắt và chảy nước mắt. Lúc này, bạn xử lý dị vật bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa mắt nhẹ nhàng, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ như cốc, bình xịt, tuyệt đối không dụi mắt vì có thể làm tổn thương thêm và sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp tổn thương mắt nghiêm trọng do dị vật. Do đó, việc đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị là vô cùng cần thiết nhằm tránh biến chứng nặng nề. Dưới đây là một số biến chứng khi không xử lý dị vật trong mắt:
Nếu bạn nghi ngờ bị dị vật trong mắt, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt. Tuy nhiên phụ thuộc vào dị vật nhỏ hay lớn, có gây nguy hiểm cho đôi mắt hay không chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau.
Một số trường hợp dị vật đơn giản, nhỏ, không mang tính chất nguy hiểm thì bạn có thể tham khảo những mẹo lấy dị vật trong mắt dưới đây:
Chớp mắt: Một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi bị dị vật rơi vào mắt đó là chớp mắt. Điều này giúp nước mắt tiết ra cuốn trôi ra ngoài hay đẩy những dị vật nhỏ như bụi bẩn, phấn hoa hoặc côn trùng về phía khóe mắt và bị chúng ta loại bỏ dễ dàng. Để tăng hiệu quả "rửa trôi", bạn nên chớp mắt nhanh và liên tục trong vài phút hoặc ngáp để kích thích tuyến lệ tiết ra nhiều nước mắt hơn.
Kéo mí mắt: Cách này áp dụng khi dị vật mắc kẹt ở mí mắt dưới. Trước khi thực hiện bạn cần rửa tay kỹ bằng xà phòng. Đầu tiên bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ để kẹp nhẹ phần da mí mắt trên kéo xuống và đặt trùm lên mí mắt dưới, sau đó đưa tròng mắt nhìn lên trên và đảo tròng mắt. Cách này giúp dị vật dễ ra khỏi mắt của bạn.
Rửa mắt: Rửa mắt bằng dung dịch là phương pháp hiệu quả để loại bỏ dị vật và phòng ngừa nhiễm trùng. Loại nước phù hợp nhất là nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%) hoặc dung dịch rửa mắt chuyên dụng như Eyemiru Wash. Nước muối giúp làm mềm và cuốn trôi dị vật ra ngoài dễ dàng hơn. Dung dịch rửa mắt có tác dụng sát khuẩn tự nhiên, bảo vệ mắt khỏi nguy cơ viêm nhiễm nếu dị vật gây tổn thương nhỏ trên giác mạc.
Sử dụng dụng cụ rửa mắt: Thiết bị và dụng cụ rửa mắt khẩn cấp ngày càng phổ biến tại các gia đình và nơi làm việc. Sử dụng chúng ngay lập tức khi có dị vật rơi vào mắt là cách hiệu quả để hạn chế tổn thương. Đây cũng là bước sơ cứu thiết yếu khi mắt tiếp xúc với hóa chất, bột kim loại hoặc dị vật cứng.
Sử dụng tăm bông: Sử dụng tăm bông để loại bỏ dị vật trong mắt cần được thực hiện một cách cẩn thận và khéo léo. Nên nhờ người khác hỗ trợ để đảm bảo an toàn. Cách thực hiện như sau: Dùng tay nhấc phần da ở mí mắt trên lên, sử dụng một đầu tăm bông đặt nhẹ nhàng vào trong mí mắt trên, nhìn theo hướng ngược lại với vị trí của dị vật trong mắt, lấy tăm bông ra và quan sát xem có dị vật dính trên đó hay không. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý, không nên thực hiện nhiều lần và phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh khi di chuyển tăm bông trong mắt vì có thể khiến mắt bị tổn thương.
Dị vật kích thước lớn hơn hạt bụi tiềm ẩn nguy cơ tổn thương mắt cao, đòi hỏi sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp. Khi gặp phải trường hợp này, đặc biệt là khi dị vật sắc nhọn, kích thước lớn gây chảy máu và đau dữ dội, việc đến gặp bác sĩ là vô cùng quan trọng. Quan sát kỹ lưỡng những thay đổi của mắt, bao gồm: Màu sắc, chảy máu, những dấu hiệu bất thường trong mắt, giảm thị lực, có dịch lạ tiết ra từ mắt,...
Đối với các dị vật nguy hiểm như mảnh thủy tinh, móng tay,... cần được xử lý bởi chuyên viên y tế. Nếu dị vật nằm sâu bên trong mắt, cần thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ. Tuyệt đối không cố gắng tự lấy dị vật ra vì có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Dị vật trong mắt có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thị lực nếu không được xử lý kịp thời. Nếu gặp phải tình trạng không thể tự xử lý được, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể bảo vệ đôi mắt của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.