Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với những mẹ có con bị tiêu chảy thì chắc hẳn đang rất lo lắng và việc ăn uống hằng ngày của con luôn là ưu tiên hàng đầu. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các mẹ cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy bằng những nguyên liệu dinh dưỡng và tốt nhất cho quá trình hồi phục của con.
Trẻ nhỏ từ 6-12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc những bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ xảy ra. Vì vậy mẹ cần tham khảo những cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy với những nguyên liệu an toàn và tốt cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương của con, giúp con mau lành bệnh.
Khoai tây không chỉ được yêu thích vì hương vị thơm ngon mà lợi ích của khoai tây cũng rất tốt cho sức khỏe. Trong khoai tây chứa hàm lượng vitamin dồi dào và các chất carbohydrate rất dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa khi con bạn bị tiêu chảy. Nấu cháo khoai tây cùng với cà rốt giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, lại giúp chữa trình tình trạng viêm nhiễm trong đường tiêu hóa.
Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy đơn giản như sau:
1 củ khoai tây nhỏ gọt vỏ, nửa củ cà rốt thái nhỏ và cắt khúc và vài lạng hạt bắp ngọt. Rửa sạch những nguyên liệu trên và đem hấp cho chín mềm, sau đó xay nhuyễn hỗn hợp trên.
Thêm 1 ít gạo vào nấu cháo, sau khi cháo chín thì cho hỗn hợp khoai tây, cà rốt và bắp ngọt vào đun sôi nhỏ lửa thêm 5 phút. Vì cháo đã có vị ngọt tự nhiên nên mẹ không cần nêm nếm thêm đường mà có thể cho thêm 2 thìa sữa mẹ để tăng vị ngọt. Sau đó chỉ cần chờ cho cháo nguội cho cho trẻ dùng.
Cà rốt rất tốt cho mắt và còn rất tốt cho hệ tiêu hóa khi bạn bị tiêu chảy. Trong cà rốt cho chứa lượng nước cao với hàm lượng khoảng 86-95%, giúp cung cấp nước cho cơ thể và lượng carbohydrate giúp giảm những triệu chứng của bệnh tiêu chảy như nôn ói, đau bụng co thắt. Ngoài ra cháo cà rốt cũng chứa ít chất béo và hàm lượng chất dinh dưỡng cao không chỉ giúp điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mà còn tốt cho mắt và trí não của trẻ.
Cách nấu cháo cà rốt cho trẻ
Nguyên liệu bao gồm 50g gam gạo, nửa củ cà rốt, 50ml nước và 50 ml sữa mẹ hoặc sữa tổng hợp dành cho bé. Nấu cháo chín với gạo trong khoảng 15 phút để cháo vừa chín tới.
Cà rốt gọt vỏ, sau đó hấp hoặc luộc chính sau đó nghiền cho nát. Sau khi cháo chín thì bỏ hỗn hợp cháo và cà rốt vào máy xoay cho nhuyễn, cuối cùng thêm 1 ít sữa mẹ vào cháo để tăng thêm vị ngọt, giúp trẻ dễ ăn hơn.
Tinh bột trơ và pectin trong chuối xanh có tác dụng như prebiotic nuôi dưỡng những lợi khuyến trong ruột, đồng thời giúp điều trị và ngăn ngừa tiêu chảy. Ăn cháo tiêu xanh mỗi ngày có tạo ra butirat và các axit béo chuỗi ngắn giúp làm cứng phân và chống lại vi khuẩn gây tiêu chảy. Vì vậy đây là món ăn hàng đầu các mẹ thường nấu cho trẻ khi con bị tiêu chảy.
Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy bằng chuối tiêu xanh:
Sử dụng những quả chuối tiêu vừa chín tới sau đó bóc bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, chừa lại những lớp xơ bên ngoài các mẹ nhé. Sau đó thái mỏng những lát chuối và xay nhuyễn thành hỗn hợp mềm mịn.
Sau đó nấu cháo với gạo, có thể cho thêm khoai tây nghiền để tăng độ dinh dưỡng cho món cháo. Nấu theo khẩu phần ăn 1 bữa của trẻ và cho lượng nước vừa đủ để cháo không quá đặc hoặc quá loãng.
Món cháo thịt băm rau chân vịt vừa ngọt thơm, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy, ngoài ra thịt heo cũng rất lành tính và rau chân vịt cũng góp phần làm dịu cơn đau bụng, kháng viêm và giúp trẻ giảm bớt những cơn đi ngoài khó chịu.
Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy bằng với thịt băm và rau chân vịt:
Sử dụng khoảng 50g gạo trắng nấu cùng với 2 chén nước.
Nên chọn thịt thăn còn tươi, ít mở, rửa sạch và băm nhuyễn.
Khi thấy cháo sôi thì cho hỗn hợp thịt băm vào cùng với ít gia vị hoặc dầu oliu để món cháo thêm mặn mà. Sau khi cháo chín thì bỏ vào máy xay xay nhuyễn cho trẻ dễ ăn.
Ngoài những cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy dinh dưỡng trên tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thì mẹ cũng cần kiêng cữ những thực phẩm sau:
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.