Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy kéo dài, kèm theo với các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, hoặc mất cân nặng,... bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Màu sắc và mùi phân của trẻ em có thể là dấu hiệu quan trọng để phản ánh tình trạng sức khỏe và một số bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ. Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy, đây có thể là triệu chứng của tình trạng bình thường hoặc cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý cần được các bậc phụ huynh lưu ý. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ nhỏ đi ngoài có mùi chua.
Tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua gây ra không ít hoang mang và lo lắng cho cha mẹ. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa rất non yếu, chưa thể hấp thu dưỡng chất một cách hoàn thiện. Do đó tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua ở mức độ nhẹ và dạng sền sệt lỏng, không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào bất thường khác là biểu hiện hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng và có thể tự xử lý tại nhà.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác trong các tình huống sau đây:
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện, làm cho cơ thể khó hấp thu hết các chất dinh dưỡng. Vì thế dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn làm kích ứng dạ dày phát triển, gây ra mùi phân chua. Các nguyên nhân khác bao gồm không đủ enzym để phân giải đường lactose từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Hệ vi sinh vật trong đường ruột còn gọi là lợi khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Trẻ sinh thường sẽ nhận được lợi khuẩn từ mẹ thông qua quá trình di chuyển ở âm đạo. Ngược lại, trẻ sinh mổ thường không có cơ hội này, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây mùi phân chua.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh cũng sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ nhỏ, dẫn đến tiêu chảy và mùi phân chua.
Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn đường ruột sơ sinh, nhiễm ký sinh trùng và rối loạn tiêu hóa cũng gây tiêu chảy và phân có mùi chua.
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính đặc thù ở trẻ em, gây viêm nhiễm và kích thích tại bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa. Bệnh này làm ngăn cản quá trình hấp thu dinh dưỡng và có thể dẫn đến mùi phân chua, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi và nôn mửa.
Xơ nang là một bệnh do di truyền, gây tắc nghẽn phổi và đường tiêu hóa, làm cho chất nhầy và dịch tiêu hóa trở nên dính và đặc. Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh xơ nang, dịch tiêu hóa dính đặc làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng và có thể gây ra mùi phân chua, kèm theo các triệu chứng tiêu hóa.
Khi trẻ đi ngoài và phân có mùi chua, cha mẹ cần lưu ý và quan sát tình trạng của bé. Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, thì điều quan trọng là đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác.
Dưới đây là một số lưu ý giúp cha mẹ khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng:
Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn, thì hãy chú ý đến chế độ ăn uống của người mẹ. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây và thực phẩm giàu đạm như cá và thịt. Thông qua chế độ ăn uống sẽ cải thiện chất lượng sữa mẹ và dinh dưỡng cho bé.
Ngoài ra, mẹ bỉm cũng cần hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đường, và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Nếu bé bú sữa công thức, thì phân có mùi chua trong 2 - 3 ngày đầu có thể là do bé chưa quen với thành phần trong sữa. Tuy nhiên, trong trường hợp không cải thiện sau thời gian này, bạn nên xem xét đổi loại sữa khác cho bé.
Đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống của bạn, cũng là một yếu tố quan trọng để hạn chế rối loạn tiêu hóa cho cả mẹ và bé.
Nếu mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân của phân có mùi chua của bé, thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung lợi khuẩn cho bé. Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và cải thiện tình trạng tiêu hóa.
Tóm lại, trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan sát thêm các dấu hiệu khác của bé. Nếu phát hiện thêm bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.