Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn

Ngày 09/07/2020
Kích thước chữ

Thuốc kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Với những cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả có thể mang đến tác dụng hiệp đồng, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Nhưng cần nắm vững nguyên tắc phối hợp để vận dụng linh hoạt và hiệu quả các loại thuốc này.

Thuốc kháng sinh để chỉ tất cả những chất có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt một vài thành phần của vi khuẩn. Cho đến thời điểm hiện tại, con người đã biết được khoảng 8000 loại kháng sinh, trong đó khoảng 100 loại được sử dụng trong y học. 

Mỗi loại kháng sinh mang đến những tác dụng khác nhau. Vì vậy, việc phối hợp 2 kháng sinh hoặc nhiều kháng sinh cùng nhau là cách đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn nhưng bên cạnh đó cũng có thể tìềm ẩn nhiều rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.

Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn 1Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn.

Tìm hiểu về phối hợp kháng sinh

Phối hợp kháng sinh là dùng từ 2 kháng sinh trở lên cùng lúc để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn với mục đích loại từ nguy cơ xuất hiện chủng đề kháng và tác dụng diệt khuẩn.

Khi phối hợp kháng sinh, số kháng sinh được dùng sẽ nhiều hơn dẫn đến chi phí điều trị có thể cao hơn thông thường, quan trọng là tỷ lệ gặp tác dụng phụ do kháng sinh cũng nhiều hơn. Vì vậy, khi tìm hiểu về cách phối hợp 2 kháng sinh hoặc nhiều loại cùng lúc bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và hết sức thận trọng. 

Một số trường hợp cần phối hợp kháng sinh như:

  • Sốc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn trong tình trạng nặng chờ kết quả xét nghiệm (thường phối hợp Beta-lactam và Aminosid).
  • Bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn (điển hình như bị áp-xe não có khi phải phối hợp 3 kháng sinh thuộc loại đặc biệt là Vancomycin, Cefotaxim, Metronidazol).
  • Viêm màng tim (Penicillin và Aminosid hoặc đối phó với đề kháng: Vancomycin kết hợp với Aminosid).
  • Nhiễm khuẩn giảm bạch cầu hoặc bị suy giảm miễn dịch (kháng sinh Tobramycin kết hợp với Ticarcillin).
  • Nhiễm loại vi khuẩn đặc biệt: Pseudomonas Aeruginosa, Serratia, Citrobacter, Enterobacter, Enterococcus do các loại vi khuẩn này rất dễ đột biến tạo chủng đề kháng.
  • Khi dùng loại kháng sinh này cần phải phối hợp với kháng sinh khác vì nếu dùng một mình rất dễ bị đề kháng (Rifampicin, acid Fusidic, Fosfomycin).

Cách phối hợp 2 kháng sinh với nhau

Phối hợp 2 kháng sinh với nhau vẫn là cách thường gặp nhất và cũng có một số nguyên tắc nhất định, đảm bảo an toàn với sức khỏe người bệnh. 

Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn 2Để có cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả cần đến sự tư vấn của chuyên gia.

Phối hợp 2 thuốc kháng sinh phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

Kết hợp cùng loại: 

Hai kháng sinh phối hợp cùng loại hoặc cùng có tác dụng hãm khuẩn, diệt khuẩn.

Hãm khuẩn / diệt khuẩn: 

Hãm khuẩn còn được gọi là kìm khuẩn, tĩnh khuẩn, trực khuẩn, bacteriostatic. Là đặc tính của loại kháng sinh chỉ ức chế sự phát triển chứ không tiêu diệt vi khuẩn. 

Đối với cơ chế diệt khuẩn (bactericidal) là đặc tính của kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. 

Mọi người chỉ dùng kháng sinh hãm khuẩn trong trường hợp cơ thể còn sức đề kháng, bởi vì thuốc chỉ làm ngưng phát triển của vi khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, cơ thể bị suy yếu, bắt buộc phải dùng kháng sinh diệt khuẩn.

Lưu ý, không được phối hợp 2 nhóm kháng sinh hãm khuẩn và diệt khuẩn vì sẽ dẫn đến hiệu ứng đối kháng. Điển hình là kháng sinh nhóm Beta-lactam không được phối hợp với Tetracyclin, Chloramphenicol. Vì nhóm Beta-lactam (trong đó có Cefalexin và Amoxicillin) có tác dụng diệt khuẩn nhờ việc ngăn chặn sự tổng hợp lớp vỏ bao bọc vi khuẩn và khả năng diệt khuẩn này chỉ phát huy khi vi khuẩn còn có sự phát triển tốt.

Tuyệt đối không phối hợp kháng sinh nhóm Aminosid (như Streptomycin, Gentamycin…) tuy tác động vào Ribosom nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn (chứ không có tác dụng hãm khuẩn như Tetracyclin). Do đó, có thể phối hợp thuốc nhóm beta-lactam với nhóm aminosid.

Phối hợp hai kháng sinh không cùng một cơ chế tác dụng hoặc không gây độc trên cùng một cơ quan

Không nên phối hợp 2 Beta-lactam vì có cùng tác dụng trên vỏ bọc của tế bào vi khuẩn, hoặc không phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm Aminosid vì nhóm Aminosid gây độc đối với bộ phận thận và tai. Nếu phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm sẽ dẫn tới tai bị điếc và suy thận trầm trọng trong khi hiệu quả điều trị lại không tăng.

Hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng

Không phối hợp Cefoxitin với kháng sinh Penicillin vì Cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với Penicillin bằng cách tiết ra enzyme phân hủy kháng sinh phối hợp với nó.

Việc phối hợp Cephalexin (hoặc Amoxicillin) với Cotrim này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phối hợp 2 kháng sinh cùng loại diệt khuẩn. Còn phối hợp Penicillin và Streptomycin, tuy không trái với nguyên tắc phối hợp kháng sinh nhưng được khuyến cáo không nên phối hợp vì Streptomycin hiện là loại kháng sinh được dùng rất hạn chế (chỉ dùng làm thuốc kháng lao).

Nguyên tắc phối hợp thuốc kháng sinh

Kháng sinh được chia làm 2 nhóm cơ bản sau và có những nguyên tắc nhất định khi phối hợp với nhau.

Nhóm 1: Kháng sinh diệt khuẩn bao gồm: Beta-lactam, Polypeptid, Vancomycin, Aminosid, Quinolon. Các kháng sinh này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng cộng hoặc tăng mức.

Nhóm 2: Kháng sinh kìm khuẩn bao gồm: Tetracyclin, Macrolid, Chloramphenicol, Lincomycin, Sulfamid. Các kháng sinh này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng cộng.

Nhóm không đối kháng:

  • Nhóm Aminosid phối hợp được với các nhóm: Phenicol, Macrolid, Tetracyclin, Trimethoprim.
  • Nhóm Polypeptid phối hợp được với các nhóm: Tetracyclin, Macrolid, Trimethoprim, Phenicol.
  • Nhóm Beta-lactam phối hợp được với các nhóm: Polypeptid, Sulfamid

Nhóm đối kháng:

  • Nhóm Beta-lactam đối kháng với các nhóm: Phenicol, Macrolid, Tetracyclin, Trimethoprim
  • Nhóm Quinolon đối kháng với các nhóm: Phenicol, Macrolid, Tetracyclin, Trimethoprim

Nhóm đồng vận:

  • Nhóm Aminosid tác dụng đồng vận với các nhóm: Beta-lactam và Quinolon
  • Nhóm Quinolon tác dụng đồng vận với nhóm Polypeptid
Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn 3Không tự ý phối hợp kháng sinh để sử dụng nếu không thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Kháng sinh cũng giống như những loại thuốc khác, chỉ sử dụng khi  có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Việc phối hợp 2 hay nhiều kháng sinh cùng lúc chỉ dành cho người có chuyên môn. Vì vậy, bạn không nên tự ý vận dụng cách phối hợp kháng tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Cao đẳng dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin