Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà

Ngày 24/07/2024
Kích thước chữ

Bệnh sùi mào gà à một trong những căn bệnh xã hội phổ biến do virus HPV gây ra. Mặc dù việc điều trị sùi mào gà thường yêu cầu can thiệp y tế chuyên khoa, nhiều người bệnh tìm kiếm cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà như một sự bổ sung hỗ trợ trong quá trình điều trị. Các phương pháp này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn có thể làm giảm sự phát triển của các nốt sùi.

Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm và dễ lây lan nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là một bệnh xã hội phổ biến, chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV), với khoảng 120 chủng khác nhau, trong đó 40 chủng có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục. Đặc biệt, HPV-16 và HPV-18 là hai chủng virus chủ yếu gây ra bệnh sùi mào gà, chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh.

Bệnh sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này là do nữ giới thường tiếp xúc với tinh dịch của nam giới trong quan hệ tình dục và môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, bệnh còn có thể lây truyền qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc từ mẹ sang con.

Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà 1
Bệnh sùi mào gà gây các nốt sùi nguy hiểm

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này bao gồm sự tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến đời sống tình dục, và đau rát khi di chuyển. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Hơn nữa, sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung hoặc ung thư dương vật, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, và thậm chí tử vong.

Phương pháp điều trị sùi mào gà

Theo các chuyên gia, bệnh sùi mào gà do virus gây ra nên không thể hoàn toàn loại bỏ khỏi cơ thể. Mục tiêu chính của điều trị là loại bỏ các nốt sùi và cải thiện triệu chứng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ tổn thương, và các yếu tố khác, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị sùi mào gà, bao gồm:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara): Thuốc này giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus sùi mào gà. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, phát ban và mệt mỏi. Trong thời gian thuốc còn dính trên da, bệnh nhân nên tránh quan hệ tình dục để không làm giảm hiệu quả của bao cao su và gây kích ứng cho bạn tình.
  • Podophyllin và Podofilox (Condylox): Podophyllin là nhựa thực vật có khả năng tiêu diệt nốt sùi mào gà, trong khi Podofilox có tác dụng tương tự nhưng không nên dùng cho các tổn thương bên trong bộ phận sinh dục và không phù hợp với phụ nữ mang thai. Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm sưng, đau và kích ứng da nhẹ.
  • Sinecatechin (Veregen): Được dùng để điều trị sùi mào gà xung quanh vùng hậu môn, Sinecatechin có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đỏ da, ngứa, rát hoặc đau.
  • Axit Trichloracetic (TCA): Phương pháp này giúp đốt cháy nốt sùi mào gà, thường được áp dụng cho các tổn thương bên trong bộ phận sinh dục. Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng và đau.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh kích ứng và các biến chứng không mong muốn.

Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà 2
Sử dụng thuốc trị bệnh sùi mào gà theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật

Khi sùi mào gà phát triển lớn hoặc điều trị thuốc không hiệu quả, hoặc nếu bệnh ảnh hưởng đến thai nhi trong trường hợp phụ nữ mang thai, phẫu thuật có thể là lựa chọn:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy): Bác sĩ sẽ tạo ra các vết rộp quanh nốt sùi. Sau đó, các vết rộp này sẽ bong ra, thay thế bằng lớp da non mới. Phương pháp này có thể cần thực hiện nhiều lần và có thể gây đau và sưng.
  • Điều trị bằng laser: Sử dụng ánh sáng cường độ cao để loại bỏ nốt sùi. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp sùi mào gà nặng và có thể gây đau và để lại sẹo, đồng thời có chi phí cao.
  • Dùng dao mổ điện: Đốt cháy nốt sùi bằng dòng điện, có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn nốt sùi mào gà. Thủ thuật này có thể gây đau cho bệnh nhân cho đến khi vết thương lành.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà

Cách hỗ trợ trị bệnh sùi mào gà tại nhà với lá trầu

Lá trầu là một loại thảo dược phổ biến và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng lá trầu không chứa các hoạt chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus một cách hiệu quả. Do đó, việc sử dụng lá trầu để điều trị sùi mào gà được đánh giá là một phương pháp tự nhiên và đã được nhiều người áp dụng.

Để điều trị sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Rửa sạch lá trầu, có thể ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, giã nát lá trầu và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy có sự cải thiện rõ rệt.

Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà 3
Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu

Cách hỗ trợ trị bệnh sùi mào gà tại nhà với trà xanh

Trà xanh là một phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả cho các trường hợp sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ. Bạn có thể sử dụng trà xanh đã đun sôi và để nguội để uống, hoặc dùng trà xanh bôi trực tiếp lên vùng tổn thương. Trà xanh giúp diệt khuẩn và giảm viêm rất hiệu quả.

Cách hỗ trợ trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng nước muối

Một cách đơn giản để điều trị sùi mào gà tại nhà là sử dụng nước muối. Pha một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm, sau đó dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm đều hỗn hợp và áp lên vị trí sùi mào gà trong khoảng 10 - 15 phút. Thực hiện hàng ngày trong khoảng 2 tuần. Nước muối có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng các cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng những biện pháp đơn giản chỉ nên áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng. Những phương pháp này thường chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể điều trị triệt để bệnh. Đối với các trường hợp bệnh nặng hoặc không có hiệu quả rõ rệt từ các phương pháp tự nhiên, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời và tránh các biến chứng đáng tiếc.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin