Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cảm cúm nên làm gì? Cách ngừa cảm cúm hiệu quả

Ngày 13/05/2024
Kích thước chữ

Cảm cúm là bệnh rất phổ biến và hầu như không ai là chưa từng mắc phải. Thực tế bệnh có thể tự khỏi nếu hệ miễn dịch tốt. Vậy khi cảm cúm nên làm gì để bệnh nhanh khỏi và không gây ra những biến chứng? Bài viết sẽ bật mí đến bạn.

Bệnh cảm cúm khiến cơ thể rất mệt mỏi với nhiều dấu hiệu điển hình như sốt, nhức mỏi, chán ăn, ho, hắt hơi. Bệnh cảm cúm có thể mắc phải ở bất kỳ đối tượng nào và trẻ em và người già là những người khó lành hơn. Vậy khi bị cảm cúm nên làm gì để bệnh mau khỏi là thắc mắc được đặt ra.

Bệnh cảm cúm có nguy hiểm không?

Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính vậy nên bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp như đường mũi, cổ họng, ống phế quản và cả phổi. Thường thì bệnh cúm diễn biến ở thể nhẹ sẽ tự lành sau 2 - 7 ngày. Tuy nhiên bởi sự chủ quan của nhiều người nên không hiếm gặp những bệnh nhân mắc cảm cúm nặng có thể để lại di chứng lâu dài thậm chí tử vong.

Trước khi thắc mắc cảm cúm nên làm gì, ta cùng tìm hiểu về các loại cúm phổ biến hiện nay:

  • Cúm A: Đây là cúm mùa, virus cúm A thường tiến hóa thành nhiều biến chủng mới và gây ra đại dịch cúm có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên hiện nay với bệnh cúm A H1N1 và cúm A H1N2 đã được con người kiểm soát tốt.
  • Cúm B: Tương tự như cúm A, virus cúm B vẫn bùng phát và gây bệnh theo mùa. Nhưng cúm B chỉ gây bệnh cho người và cũng không có tính lây nhiễm nhanh như cúm A.
  • Cúm C: Virus cúm C được tìm thấy ở người, triệu chứng hô hấp cũng nhẹ hơn so với cúm A và cúm B vậy nên ít gây ra biến chứng nguy hiểm.
Cảm cúm nên làm gì? Cần chú ý những gì khi mắc bệnh? 1
Cám cúm là bệnh rất phổ biến hiện nay

Cúm thường là bệnh phổ biến vào mùa thu đông và bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh. Một khi mắc bệnh thì cơ thể sẽ bắt đầu sốt sau 48 giờ đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus. Triệu chứng kèm theo có thể kể đến như ớn lạnh, ho khan, viêm họng, đau đầu, nôn mửa hay tiêu chảy. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn như khó thở, tức ngực, co giật thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để hạn chế biến chứng xảy ra.

Thực tế biến chứng đáng lo ngại nhất khi mắc bệnh cảm cúm là viêm phổi và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Vậy nên ngay khi mắc bệnh, điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tăng cường hệ miễn dịch qua đường ăn uống chính là nguyên tắc buộc phải thực hiện. Nếu phát hiện trong môi trường sống xung quanh có người bị bệnh cúm thì nên cách ly để hạn chế lây bệnh qua đường hô hấp.

Bị cảm cúm nên làm gì?

Như đã đề cập, nếu mắc cúm thể nhẹ thì người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh sau 2 đến 7 ngày. Nếu bệnh càng kéo dài kèm theo những triệu chứng sốt, ho, nhức đầu dai dẳng thì đây là dấu hiệu đáng lo ngại khi bệnh đang dần trở nặng. Sau đây là một số cách để giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bệnh nhanh khỏi:

Sử dụng thuốc đặc trị

Sau khi thăm khám với bác sĩ, bạn sẽ được hướng dẫn để uống thuốc theo toa. Các loại thuốc được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này là thuốc acetaminophen để hạ sốt, giảm đau. Viên ngậm chữa đau họng, thuốc thông mũi chữa nghẹt họng, thuốc long đờm và thuốc kháng histamin làm khô mũi, giảm triệu chứng sổ mũi. Ngoài ra để tăng hiệu quả giảm vi khuẩn đang tồn tại ở hệ hô hấp, bạn có thể dùng thêm bình xịt nước muối để rửa mũi hằng ngày.

Cảm cúm nên làm gì? Cần chú ý những gì khi mắc bệnh? 2
Sử dụng thuốc đặc trị bệnh cảm cúm như hạ sốt, giảm đau, chống viêm mũi

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Rất nhiều cá nhân chủ quan khi bị cảm cúm thông thường nên đã không dành thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Điều này là yếu tố khiến bạn khó lành bệnh hơn. Hãy ưu tiên nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm, không đi học nếu được để hạn chế tiêu hao sức lực cũng như lây lan cho cộng đồng. Nên dành nhiều giờ để ngủ hơn bởi lúc này hệ miễn dịch đã yếu đi, cần ngủ để tăng khả năng hồi phục cho cơ thể.

Uống thức uống nóng

Khi mắc cảm cúm, bạn sẽ thường có đờm ở họng cũng như triệu chứng khó thở do nghẹt mũi sẽ xảy ra. Uống nước ấm, nước mật ong chanh hay nước gừng sẽ hỗ trợ giảm chất nhầy ở niêm mạc và giảm sưng huyết. Chưa kể uống nước nhiều vào lúc cơ thể bị cảm cúm sẽ hạn chế tình trạng mất nước xảy ra.

Tắm nước ấm

Cảm cúm nên làm gì? Tắm với nước ấm. Hít thở hơi nước ấm có thể làm ấm cổ họng, mũi tương tự như uống nước ấm. Người Việt thường có cách điều trị dân gian là xông sả gừng khi cơ thể bị cảm cúm. Đây là cách làm hay nếu được ứng dụng hợp lý. Việc xông cùng nguyên liệu như sả, lá bạc hà, lá chanh sẽ giúp giảm sốt, long đờm và cơ thể đỡ nhức mỏi hơn. Tuy nhiên không nên tắm hay xông quá lâu và phải nhanh chóng lau khô người sau đó.

Cảm cúm nên làm gì? Cần chú ý những gì khi mắc bệnh? 3
Cảm cúm nên làm gì? Nên tắm với nước ấm và xông khuây

Dinh dưỡng

Khi cơ thể mắc cảm cúm, cần ăn uống đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch. Nguyên tắc đầu tiên là phải uống đủ nước, có thể là nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước mật ong chanh. Đây chính là cách bù nước và cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nên ăn súp, cháo nóng để bổ sung đủ chất đạm, tinh bột hay chất xơ. Để bệnh nhanh lành, ăn quả mọng như cam, bưởi, quýt, dâu tây là lựa chọn đáng cân nhắc bởi chúng giàu chất chống oxy hoá và vitamin C.

Cách ngừa cảm cúm hiệu quả?

Sau khi tìm hiểu cảm cúm nên làm gì, ta cùng quan tâm đến cách ngừa mắc bệnh hiệu quả. Bởi dù cảm cúm là bệnh thể nhẹ nếu kịp thời điều trị nhưng virus cúm đã tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch làm suy giảm sức đề kháng và đây là điều không ai muốn.

Bảo vệ sức khỏe đường hô hấp

Thực tế virus cúm luôn tồn tại xung quanh ta, đặc biệt là khi con người tiếp xúc nhiều môi trường công cộng. Cách tốt nhất để hạn chế lây nhiễm bệnh là bảo vệ hệ hô hấp thật tốt. Đầu tiên bạn nên đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài để ngăn bụi, khói và virus tấn công qua đường mũi miệng. Khi đi làm, đi học nên chú ý vệ sinh tay bằng nước rửa tay chuyên dụng trước khi ăn hay uống. Nên khử trùng màn hình điện thoại, máy tính và bàn ghế xung quanh. Hạn chế dùng chung cốc, chén hay các vật dụng khác để tránh lây nhiễm chéo.

Cảm cúm nên làm gì? Cần chú ý những gì khi mắc bệnh? 4
Đeo khẩu trang y tế khi ra đường để bảo vệ đường hô hấp

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Hằng ngày, bạn nên vệ sinh cá nhân hai lần vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ để đảm bảo cơ thể không còn virus gây hại tồn tại. Ưu tiên dùng xà phòng sát khuẩn cũng như có thể sử dụng thêm tinh dầu để xông khuây hay massage. Nếu có điều kiện nên sử dụng thêm chai xịt rửa mũi và thuốc nhỏ mắt sau mỗi ngày đi ngoài về.

Không dùng chất kích thích

Việc uống rượu bia, cà phê, nước tăng lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và không tốt cho hệ miễn dịch. Các chất này làm cơ thể “yếu ớt” trước sự tấn công mạnh mẽ của virus gây cảm cúm nên bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn. Nên ưu tiên uống nước ấm và tăng cường bổ sung vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Cảm cúm nên làm gì? Cần chú ý những gì khi mắc bệnh? 5
Hạn chế dùng chất kích thích để tăng sức đề kháng

Tập luyện thể thao

Bệnh cảm cúm hay bất kỳ bệnh nào có nguồn lây nhiễm do virus đều tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch. Vậy cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là tăng cường sức đề kháng và luyện tập thể dục thể thao là cách khoa học nhất để cơ thể “bền bỉ” hơn. Chạy bộ, bơi lội, gym hay yoga chính là các bộ môn giúp cơ thể tăng cường chuyển hoá, giải phóng năng lượng. Việc tập luyện còn giúp bạn tăng lưu thông máu từ đó tốt cho sức khỏe trí não, tim mạch. Hãy dành 30 - 60 phút mỗi ngày cho việc luyện tập và kiên trì xây dựng thành thói quen là cách ngừa bệnh bền vững nhất.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc cảm cúm nên làm gì, hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về bệnh và có cho mình cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin