Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Cảm nắng có lây không? Nhận biết cảm nắng và cách điều trị hiệu quả

Ngày 26/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cảm nắng là tình trạng khá thường gặp vào những ngày trời nắng nóng nhiệt độ tăng cao và những ngày mùa hè. Liệu rằng cảm nắng có lây không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Những ngày hè nắng nóng có khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 32 - 34 độ C sẽ khiến có thể chúng ta dễ mệt mỏi và gặp tình trạng cảm nắng. Thế thì cảm nắng có lây không? Để biết thêm những thông tin về vấn đề này các bạn hãy tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây nhé!

Cảm nắng có lây không?

Để tìm hiểu tình trạng cảm nắng có lây không thì chúng ta cần biết bệnh cảm nắng là gì cũng như bệnh có những dấu hiệu nhận biết như thế nào. Cảm nắng là tình trạng khá thường gặp vào những ngày trời nắng nóng nhiệt độ tăng cao và những ngày mùa hè. Đặc biệt với những người phải thường xuyên làm việc ngoài trời nắng sẽ rất dễ gặp tình trạng này.

Cảm nắng có lây không? Nhận biết cảm nắng và cách điều trị hiệu quả 1 Cảm nắng là tình trạng khá thường gặp vào những ngày trời nắng nóng nhiệt độ tăng cao.

Cảm nắng xảy ra khi chúng ta đi ngoài trời nắng lâu, trong quá trình di chuyển lâu hoặc làm việc ngoài trời nắng khiến cho vùng cổ gáy bị các tia nắng chiếu thẳng vào. Trong khi đó vùng cổ gáy lại là nơi điều khiển thân nhiệt của cơ thể. Khi gặp ánh nắng mặt trời chiếu vào liên tục thì vùng da này sẽ dễ bị chấn động, dẫn đến rối loạn thân nhiệt và gây ra tình trạng mất nước.

Chúng ta cần hết sức chú ý và cẩn thận với tình trạng cảm nắng, vì nó gây ra những ảnh hưởng tới cơ thể, làm tổn thương tới thần kinh không thể phục hồi. Một số trường hợp tình trạng cảm nắng còn gây ra tình trạng tụ máu dưới màng cứng và tụ ở não vô cùng nguy hiểm.

Vậy sự thật cảm nắng có lây không? Như đã giải thích ở trên, cảm nắng là tình trạng thân nhiệt tăng cao do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian lâu. Cảm nắng thực chất là biểu hiện của việc cơ thể bị mất nước, các tế bào thần kinh bị tổn thương do tác động của tia UV gây ra. Vì thế, cảm nắng không phải do virus, vi khuẩn gây hại như cảm cúm, cảm lạnh,... Chính vậy nên cảm nắng sẽ không lây từ người này sang người khác.

Nhận biết dấu hiệu cảm nắng

Ngoài việc tìm hiểu cảm nắng có lây không thì các bạn nên nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết của tình trạng này để kịp thời có cách xử lý phù hợp. Người bị cảm nắng sẽ có tình trạng bị tăng thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể lên tới 41 độ. Khi nhiệt độ tăng cao cơ thể sẽ mệt mỏi, mất nước, nếu không được cung cấp nước thì sẽ có tình trạng:

  • Rối loạn điện giải.
  • Giảm khối lượng tuần hoàn máu gây trụy tim, tim ngừng đập.
  • Nghiêm trọng hơn có thể gây tình trạng tử vong.
  • Ngoài biểu hiện thân nhiệt tăng cao thì người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
  • Sốt cao, khó thở, thở gấp, da đỏ, cơ bị chuột rút, cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ, có tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.
Cảm nắng có lây không? Nhận biết cảm nắng và cách điều trị hiệu quả 2 Người bị cảm nắng sẽ có tình trạng bị tăng thân nhiệt, mệt mỏi, mất nước,...

Cách chữa cảm nắng an toàn

Một số biện pháp chữa cảm nắng an toàn mà bạn nên biết:

  • Người bệnh cần nên nhanh chóng hạ bớt thân nhiệt bằng cách tìm bóng râm để ngồi nghỉ và cởi bớt quần áo, đồng thời tiến hành chườm khăn ướt. Việc hạ thân nhiệt vô cùng quan trọng và cần thiết với những người bị cảm nắng. Vì thân nhiệt của họ đang tăng quá cao cần tiến hành hạ nhiệt để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng sốc nhiệt.
  • Nên cho người bị cảm nắng uống nước muối pha loãng để tăng cường điện giải cho cơ thể.
  • Có thể dùng khăn lạnh hoặc nước đá lạnh để chườm mát những vị trí động mạch lớn như bẹn, nách và cổ của người bị cảm nắng.

Với trường hợp cảm nắng nặng cần chú ý:

Khi người bệnh rơi vào tình trạng bất tỉnh nên sử dụng ngón tay để bấm vào huyệt nhân trung và huyệt thập tuyên, giúp người bệnh nhận nhức và tiết nhiệt kịp thời. Nếu người bệnh cảm nắng rơi vào hôn mê và không thể uống nước, sốt cao liên tục kèm theo tình trạng nôn ói, đau ngực, khó thở thì cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được các bác sĩ cấp cứu và xử lý kịp thời tránh những nguy hiểm cho tính mạng.

Tới bệnh viện bác sĩ sẽ tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân tránh tình trạng sốt cao, giúp người bệnh không còn tình trạng khó thở, co giật. Sau khi được chữa say nắng, người bệnh cần nghỉ ngơi và không nên làm việc liền. Họ nên có thời gian để cơ thể phục hồi, đặc biệt là cần ở trong mát, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Cảm nắng có lây không? Nhận biết cảm nắng và cách điều trị hiệu quả 3 Nếu người bệnh cảm nắng rơi vào hôn mê cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện.

Cách phòng tránh bệnh say nắng

Nhằm hạn chế tình trạng say nắng trong những ngày hè oi bức thì các bạn nên biết một số cách phòng tránh như:

  • Không nên hoạt động thể lực dưới trời nắng nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
  • Không nên làm việc liên tục dưới trời nắng, sau khoảng 45 - 60 phút thì cần cho cơ thể nghỉ ngơi trong bóng mát trước khi tiếp tục làm việc.
  • Khi bắt buộc phải làm việc dưới điều kiện môi trường nắng nóng, bạn cần trang bị vật dụng chống nắng như mũ, áo khoác, đồ bảo hộ,... và uống nước thường xuyên để tránh bị mất nước.
  • Bạn cũng nên bổ sung cho cơ thể những loại nước giàu chất điện giải vào những ngày trời nắng như nước dừa, nước cam, nước ép trái cây,…

Say nắng rất dễ xảy ra ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Vì thế chúng ta cần chủ động phòng tránh tình trạng này để không gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe.

Với những chia sẻ về việc say nắng có bị lây không sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn trong những ngày hè oi bức và nhiệt độ ngoài trời tăng cao.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mùa hè