Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Canh khổ qua còn gọi là canh mướp đắng. Không phải ai cũng thích vị đắng của món canh này. Nhưng nếu hiểu được công dụng tuyệt vời của khổ qua, có thể bạn sẽ muốn thưởng thức đấy!
Canh mướp đắng nấu thịt là món ăn đơn giản, dễ chế biến. Vị đắng của khổ qua hòa quyện với vị ngọt của thịt tạo nên món canh thanh mát, ngon miệng. Theo quan niệm của người dân miền Nam, ăn canh mướp đắng vào ngày đầu năm thể hiện nguyện vọng sẽ vượt qua mọi khó khăn. Không chỉ mang ý nghĩa về tinh thần, món canh khổ qua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mướp đắng có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo thành món canh bổ dưỡng. Phổ biến nhất là canh mướp đắng nấu xương heo, thịt heo, thịt bò hoặc thịt gà. Ngoài ra còn có canh mướp đắng nấu cá thác lác, tôm tươi hoặc tôm khô. Tùy vào nguyên liệu kết hợp mà món canh có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nhưng chúng đều có chung thành phần dưỡng chất từ trái khổ qua.
Dinh dưỡng trong 124g khổ qua đã nấu chín bao gồm các chất sau:
Hàm lượng calo của mướp đắng rất thấp nhưng sẽ tăng cao khi nấu với thịt, tôm hoặc cá. Tùy vào công thức chế biến mà các món canh mướp đắng sẽ có hàm lượng calo khác nhau. Chẳng hạn như nấu với thịt bò thì 200g canh sẽ chứa khoảng 270 calo, nấu với thịt nạc heo thì 200g canh chứa khoảng 260 calo. Nhìn chung, món canh mướp đắng có hàm lượng calo ở mức vừa phải.
Ăn canh mướp đắng có béo không? Thông thường, một người trưởng thành cần 2000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng ở thời điểm hiện tại. Nếu nạp nhiều calo mà lười vận động để tiêu hao, bạn sẽ bị tăng cân. Ăn canh mướp đắng trong giới hạn 200g mỗi ngày ít có nguy cơ gây béo. Nếu ăn nhiều hơn hoặc kết hợp thêm các thực phẩm khác giàu calo rất có thể khiến bạn tăng cân.
Theo Đông y, trái khổ qua có tính hàn, tỳ vị tâm can. Ăn khổ qua giúp thanh lọc cơ thể, dùng cho các trường hợp bị sốt, mất nước, mụn nhọt, sỏi tiết niệu, viêm cấp tính đường tiết niệu, tiểu đường. Thành phần dinh dưỡng có trong khổ qua cũng đã được y học hiện đại nghiên cứu, chứng minh nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là 5 tác dụng nổi bật nhất của canh mướp đắng.
Tính hàn của mướp đắng sẽ bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong người gây ra. Món canh này phù hợp với những ai có cơ địa nóng hoặc mụn nhọt. Ăn canh mướp đắng giúp mát gan, thải độc gan. Các chất chống oxy hóa trong mướp đắng có tác dụng thúc đẩy enzyme ở gan, tăng cường chức năng gan.
Ăn mướp đắng kích thích tế bào ruột tiết ra dịch tiêu hóa, từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Mướp đắng giàu vitamin C là chất có tác dụng thẩm thấu và kéo nước vào đường ruột. Điều này giúp làm mềm phân, phòng ngừa và khắc phục tình trạng táo bón, khó tiêu.
Canh mướp đắng đáp ứng tốt nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể. Vitamin C mang đến rất nhiều lợi ích đối với hệ miễn dịch. Nó ức chế sự tổng hợp của virus, chống lại yếu tố gây dị ứng, giảm viêm và tăng chức năng của tế bào miễn dịch. Thường xuyên ăn canh mướp đắng sẽ hạn chế ốm vặt hoặc các bệnh do môi trường tác động.
Mướp đắng là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng có tác dụng ức chế chuyển hóa và giảm hấp thụ đường. Rất nhiều nghiên cứu khoa học thực hiện ở người đã chứng minh được hiệu quả kiểm soát đường huyết của mướp đắng.
Canh mướp đắng có tác dụng hạ cholesterol, giảm mỡ máu nhờ khả năng thúc đẩy bài tiết cholesterol thông qua axit mật. Mướp đắng cũng cung cấp kali, chất xơ, vitamin C chống oxy hóa giúp tăng cường tuần hoàn máu. Thường xuyên ăn canh mướp đắng sẽ hạn chế nguy cơ huyết áp cao, tai biến mạch máu, đột quỵ.
Canh mướp đắng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn hoặc ăn thỏa thích. Dưới đây là những điều cần biết để đảm bảo an toàn khi ăn canh mướp đắng.
Gây tan máu: Hạt mướp đắng chứa vicine là chất tạo ra men oxy hoá khử trên màng tế bào. Nếu các men này sản sinh ra quá nhiều sẽ gây hư hại hồng cầu, làm thủng màng tế bào và làm tan máu. Người bệnh có triệu chứng hụt hơi, khó thở, đau tức ngực, đau đầu, chóng mặt và xanh xao quá mức.
Hạ đường huyết đột ngột: Chất p-insulin trong mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết tương tự như insulin trong cơ thể người. Ăn nhiều mướp đắng liền một lúc có nguy cơ hạ đường huyết đột ngột. Biểu hiện điển hình là chóng mặt, nhức đầu, hốt hoảng, người vã mồ hôi, choáng váng và có thể bị ngất.
Nguy cơ sảy thai, sinh non: Chất glycosid đắng trong khổ qua kích thích co bóp tử cung, dễ gây sảy thai hoặc sinh non.
Đây là một số trường hợp cần thận trọng khi muốn ăn canh mướp đắng:
Theo các chuyên gia, người có sức khỏe bình thường không ăn quá 2 quả mướp đắng trong một ngày. Mỗi một tuần, bạn ăn khoảng 3 - 4 bữa canh khổ qua là đủ để nhận các dưỡng chất trong trái cây này. Mướp đắng không chỉ để nấu canh mà còn có thể xào trứng, xào thịt bò hoặc ăn sống chấm với ruốc. Bạn tham khảo thêm các cách chế biến mướp đắng để có món ăn thơm ngon, bổ dưỡng nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.