Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Buồng trứng thường được biết đến với vai trò chính là sản xuất trứng và điều tiết hormone sinh dục nữ. Do nhiều lý do khác nhau, một số phụ nữ phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và việc này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Bên cạnh đó, nhiều người tự hỏi liệu cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình cắt buồng trứng, những lý do khiến phụ nữ phải thực hiện phẫu thuật này cũng như các tác động sau phẫu thuật. Hãy cùng khám phá về tầm quan trọng của việc cắt buồng trứng và những thông tin quan trọng cần biết về phẫu thuật cắt buồng trứng ngay bạn nhé!
Buồng trứng có hai chức năng chính, bao gồm chức năng ngoại tiết là sản sinh ra trứng và chức năng nội tiết là tổng hợp các hormone giúp điều tiết sự phát triển và duy trì giới tính nữ, cũng như ham muốn tình dục.
Cụ thể, các tế bào trong buồng trứng sản xuất ba loại hormone sinh dục quan trọng sau:
Các chuyên gia y tế đề xuất thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng do có đột biến di truyền trong gen BRCA hoặc các gene liên quan khác có nguy cơ gây ra bệnh ung thư buồng trứng. Với những phụ nữ này, lợi ích của việc ngăn ngừa ung thư buồng trứng cao hơn so với nguy cơ tiềm ẩn của việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể được xem xét trong các tình huống: Áp xe buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, xoắn gây hoại tử buồng trứng và để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng ở đối tượng có nguy cơ cao.
Phẫu thuật này được coi là một biện pháp phòng ngừa quan trọng để giảm nguy cơ bệnh ung thư buồng trứng ở những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc có các yếu tố nguy cơ.
Buồng trứng tham gia vào sản sinh các hormone nội tiết. Trong trường hợp chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng, buồng trứng còn lại vẫn có khả năng tiếp tục sản xuất hormone nội tiết, đặc biệt là estrogen, đảm bảo duy trì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Việc giữ lại một bên buồng trứng đủ để duy trì khả năng sinh sản và chức năng nội tiết, từ đó giảm nguy cơ sức khỏe liên quan đến sự thiếu hụt hormone nữ, như mãn kinh sớm, và thậm chí vẫn có khả năng thụ tinh và mang thai.
Tuy nhiên, nếu cần phải loại bỏ cả hai buồng trứng, sẽ dẫn đến sự giảm đáng kể nồng độ hormone estrogen, progesterone và testosterone trong cơ thể. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương, giảm trí nhớ... Sự suy giảm mạnh nồng độ hormone cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như mãn kinh, bao gồm khô âm đạo, sự khó chịu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng, sự thay đổi của làn da, tăng cân… Để giải quyết những vấn đề gắn với việc cắt bỏ cả hai buồng trứng, các bác sĩ có thể đề xuất sử dụng hormone thay thế.
Cắt bỏ buồng trứng có thể dẫn đến giảm nồng độ estrogen trong cơ thể gây tác động đến tâm lý, cảm xúc và đời sống tình dục của người phụ nữ. Sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, thường có sự giảm ham muốn tình dục và tiết dịch âm đạo. Mặc dù hormone duy trì ham muốn tình dục, chẳng hạn như testosterone chủ yếu được sản xuất tại tuyến thượng thận và chỉ một lượng nhỏ tạo ra bởi buồng trứng, tuy nhiên sự giảm estrogen do việc cắt buồng trứng có thể gây ra tình trạng khô âm đạo và cảm thấy đau trong quá trình quan hệ tình dục. Để giảm thiểu tình trạng này, có thể sử dụng các chất bôi trơn thay thế.
Estrogen có liên quan đến sự phát triển xương và chiều cao của con người. Vì vậy, việc cắt bỏ buồng trứng dẫn đến giảm nồng độ estrogen trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chiều cao và mật độ xương của phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ dưới 46 tuổi, sau khi bị cắt bỏ cả hai buồng trứng, có nguy cơ cao mắc phải các bệnh mãn tính (ngoại trừ ung thư), bao gồm bệnh mạch vành, trầm cảm, viêm khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và loãng xương... Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp estrogen sau phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh này.
Khả năng phục hồi sau phẫu thuật cắt buồng trứng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và phương pháp phẫu thuật áp dụng, thường mất khoảng 6 tuần. Nguy cơ mất máu nhiều trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây sốt hoặc viêm nhiễm vùng xung quanh vị trí mổ trong vài tuần sau phẫu thuật.
Khả năng mang thai sau khi cắt bỏ một bên buồng trứng vẫn còn. Do hai buồng trứng hoạt động độc lập, nên khi một bên buồng trứng bị cắt bỏ, bên còn lại vẫn giữ được khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ không có khả năng thụ thai tự nhiên. Trong trường hợp muốn có con, phụ nữ vẫn có cơ hội mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Để làm điều này, có thể xem xét việc trữ trứng trước khi phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc xin trứng.
Hi vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về phẫu thuật cắt buồng trứng. Cắt bỏ buồng trứng có thể mang lại những lợi ích, nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức và tác động đối với sức khỏe. Việc hiểu rõ và đánh giá cẩn thận về quyết định này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho mỗi phụ nữ. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và thảo luận với chuyên gia y tế trước khi thực hiện phẫu thuật này.
Xem thêm: Tham khảo thuốc chữa đa nang buồng trứng tốt nhất hiện nay
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.