Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu trải qua quá trình khâu vết mổ hay vết thương hở bằng chỉ không tiêu thì một thời gian sau, người bệnh cần phải được cắt chỉ. Tuy nhiên, rất nhiều người lo sợ rằng việc cắt chỉ vết thương sẽ rất đau đớn nên chần chừ không thực hiện, dẫn đến vết thương hồi phục lâu hơn. Vậy thực tế cắt chỉ vết thương có đau không?
Cắt chỉ vết thương là kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện để hạn chế để lại sẹo, tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương mau lành hơn. Quá trình cắt chỉ vết thương diễn ra trong thời gian rất ngắn và không gây ra cảm giác đau đớn kéo dài cho người bệnh. Cụ thể, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé
Thời gian có thể cắt chỉ vết thương sẽ phụ thuộc vào tình trạng vết khâu cũng như vị trí bị thương của bạn. Phần lớn, các vết thương ở khu vực tai, mặt, mí mắt, môi, lông mày, khoang miệng thì sẽ được cắt chỉ trong vòng 1 tuần kể từ lúc khâu, các khu vực khác như da dầu, ngực, lưng, bụng, đầu gối, khủy tay, bàn tay, bàn chân thì thời gian có thể kéo dài từ 10-14 ngày. Các vết thương chịu lực, khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép để khâu lại với nhau hoặc các vết thương xuất hiện ở người cao tuổi, người suy dinh dưỡng cũng sẽ được cắt chỉ lâu hơn so với các trường hợp bình thường khác.
Nếu vết thương chưa lành hẳn mà đã vội vàng cắt chỉ sớm thì rất dễ gây ra tình trạng vết khâu bị toác rộng, nghiêm trọng thêm, làm thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn thông thường. Nếu chần chừ không chịu cắt chỉ, sợi chỉ còn trong mô có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng chân chỉ, biểu mô hóa quanh sợi chỉ khâu và hình thành vết sẹo xương cá. Để càng lâu thì khả năng xuất hiện sẹo càng cao. Không những thế, chậm cắt chỉ còn làm chỉ khâu bám các mô chặt hơn, việc rút chỉ sẽ rất khó khăn và gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân. Trên thực tế, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian cắt chỉ phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ để lại sẹo cho người bệnh.
Khâu vết thương bao lâu thì được cắt chỉ?
Khi thực hiện cắt chỉ cho vết thương, bác sĩ sẽ cắt từng mối chỉ sau đó mới từ từ kéo ra. Thao tác thường được thực hiện rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài giây nên bệnh nhân thường chỉ cảm nhận được cảm giác tê tê như kiến cắn. Cơn đau do cắt chỉ sẽ không kéo dài sau khi cắt chỉ xong.
Vì cơn đau không nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian ngắn nên bác sĩ thường sẽ không tiêm thuốc tê khi thực hiện cắt chỉ cho người bệnh. Không những vậy, thuốc tê còn có thể khiến vết thương trở nên sưng phù, gây khó khăn cho việc cắt chỉ. Để đảm bảo an toàn cũng như giảm được cơn đau khi cắt chỉ, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín và thực hiện cắt chỉ đúng như lịch hẹn, tránh kéo dài thời gian khiến để lại sẹo.
Thao tác cắt chỉ thường được thực hiện rất nhanh chóng nên không gây đau
Một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình cắt chỉ chính là dụng cụ cắt chỉ. Các dụng cụ cắt chỉ nên được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ và khử trùng sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong thao tác cắt chỉ. Bộ dụng cụ cắt chỉ gồm có:
Pen gắp thẳng có mấu size 16cm là dụng cụ được dùng trong ngành y tế và cả đời sống thường ngày, thiết kế đầu gắp có răng giúp cố định bông gòn, băng gạc chắn chắn hơn, hỗ trợ quá trình xử lý vết mổ, vết khâu thuận tiện hơn. Được làm từ chất liệu thép inox không gỉ từ Pakistan, đạt chuẩn chứng nhận trong ngành y tế, có thể hấp vô trùng nhiều lần nên đảm bảo an toàn khi sử dụng trong quá trình cắt chỉ vết thương của người bệnh.
Pen gắp thẳng có mấu size 16cm là dụng cụ được dùng trong ngành y tế
Tất cả các quy trình trong y tế đều yêu cầu phải đảm bảo vô trùng, tạo môi trường an toàn khi chữa bệnh, tránh được nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Khi thực hiện cắt chỉ, bác sĩ luôn cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc này, sát khuẩn tay, sát khuẩn dụng cụ cắt chỉ, đeo găng tay chuẩn quy định và lưu ý khi đã đeo găng tay, người thực hiện cắt chỉ nên tránh cạm vào các dụng cụ khác ngoại trừ các dụng cụ y tế vô trùng được sử dụng trong quá trình tháo chỉ.
Một yêu cầu khác khi tiến hành cắt chỉ vết thương cần phải đảm bảo chính là không để chỉ thừa chui xuống dưới da. Nếu vẫn còn chỉ thừa trong da, nó sẽ được xem như là một dị vật. Các mô xơ sợi của da sẽ bám vào đoạn chỉ, hình thành nên vết sẹo lồi hoặc sẹo chai. Đặc biệt, đối với những trường hợp người có làn da nhạy cảm, nó có thể gây mưng mủ, sưng viêm ở vùng da đó. Sau khi cắt chỉ, bác sĩ thường đặt các mối chỉ lên gạc trắng để kiểm tra xem đã loại bỏ hoàn toàn các mối chỉ hay chưa.
Chỉ thừa còn lại trong da có thể gây nên sẹo lồi
Các thao tác trong quá trình cắt chỉ vết thương cần được thực hiện chuẩn xác và nhẹ nhàng, không tác động đến vết thương hoặc các vùng da xung quanh để hạn chế các cơn đau đến mức thấp nhất cho người bệnh.
Cắt chỉ vết thương nếu được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc y tế và đúng thời điểm thì sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân. Người bệnh cần chủ động liên hệ, xác nhận thời gian cắt chỉ với bác sĩ để tránh nguy cơ để lại sẹo và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp