Cắt lợi và niềng răng đều có tác dụng đem lại cho bạn hàm răng đều đẹp và sự hài hòa, cân đối cho khuôn mặt. Có nhiều trường hợp muốn cắt lợi và niềng răng cùng một lúc để có thể tiết kiệm thời gian điều trị. Vậy đang niềng răng có cắt lợi được không?
Cắt lợi là gì? Mục đích của việc cắt lợi
Cắt lợi vốn là một thủ thuật nha khoa giúp loại bỏ phần mô nướu, mô lợi, nướu bị thừa gây ra tình trạng cười hở lợi và các mục đích khác.
Cắt bỏ phần lợi bị viêm
Khi phần nướu của người bệnh bị viêm nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính, không thể khắc phục bằng các phương pháp như bổ sung chất đề kháng, uống thuốc kháng sinh… thì bắt buộc bạn phải cắt nướu răng.
Hình ảnh lợi bị viêm
Một khi phần nướu bị viêm bị cắt bỏ thì bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị những bệnh lý liên quan đến răng miệng và tiêu diệt vi khuẩn bám ở dưới chân răng.
Cắt lợi bị phì đại do u
Nếu như bệnh chuyển biến phức tạp, vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng kích ứng, các tế bào mô nướu nếu phát triển thất thường thì vi khuẩn sẽ tích tụ và tạo nên khối u phì đại. Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi vi khuẩn khi lây lan nhanh thì phần hàm và lợi sẽ bị sưng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Việc uống thuốc giảm đau chỉ giúp giảm ê buốt, giảm đau một cách tạm thời chứ không thể điều trị một cách dứt điểm đó. Do đó, đối với trường hợp này thì phương án tốt nhất chính là cắt lợi răng.
Cắt loại bỏ phần lợi thừa, lợi trùm răng
Không ít trường hợp bị thừa lợi, nướu mọc trùm lên phần thân răng bởi sẽ khiến cho quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không được thuận lợi và dễ cắn phải mô nướu. Điều này sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nướu bị chảy máu, tổn thương và nhiễm trùng.
Lợi bị thừa gây ra triệu chứng rất khó chịu
Tình trạng này thường xảy ra khá phổ biến ở những người đang trong quá trình mọc răng khôn. Lợi khi che lấp bề mặt răng sẽ khiến chúng không thể phát triển một cách bình thường và gây ra triệu chứng khó chịu. Do đó, bạn có thể áp dụng giải pháp cắt nướu răng khôn.
Cắt nướu để làm dài chân răng chữa hở lợi
Một trong số những cách phổ biến chữa cười hở lợi hiện nay đó là cắt nướu. Phần lợi dư thừa che phủ lên thân răng sẽ được các bác sĩ tính toán và loại bỏ bớt. Khi đã cắt nướu thừa, phần lợi sẽ được đẩy lên cao và chân răng sẽ lộ ra.
Thế nào là niềng răng?
Niềng răng là phương pháp nha khoa có tác dụng dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn bằng các loại khí cụ nha khoa mang tính chất chuyên dụng. Từ đó sẽ đem lại cho bạn hàm răng đều đặn và cân đối.
Quá trình niềng răng của một người thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, thậm chí có thể lâu hơn. Theo đó, việc niềng răng sẽ mang lại một số lợi ích như:
- Mang lại tính thẩm mỹ cao: Sau khi niềng răng, răng sẽ trở nên đều đặn, thẳng tắp, nụ cười cũng nhờ vậy mà trở nên rạng rỡ hơn.
- Cải thiện những vấn đề khó khăn trong quá trình ăn uống: Tình trạng răng mọc lệch lạc sẽ khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Nếu như vấn đề này kéo dài sẽ dẫn đến viêm lợi, đau đầu… Do đó, phương pháp niềng răng sẽ khắc phục tình trạng này.
- Không cần phải trồng răng giả: Niềng răng sẽ giúp phục hồi lại những chiếc răng bị mất bằng việc đóng lại phần khoảng trống bị mất răng. Nhờ vậy mà bạn sẽ không phải trồng răng giả.
- Phòng ngừa các vấn đề sớm về răng miệng cho trẻ nhỏ: Ở trẻ nhỏ, việc niềng răng sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn. Điều này sẽ khiến cho quá trình niềng răng khi đến tuổi trưởng thành trở nên nhẹ nhàng.
- Khắc phục những vấn đề trong việc phát âm: Niềng răng sẽ giúp hàm răng của bạn trở nên đều đặn hơn. Nhờ vậy mà kỹ năng phát âm trở nên chuẩn xác hơn và cải thiện khả năng giao tiếp một cách đáng kể.
Đang niềng răng có cắt lợi được không?
Đang niềng răng có cắt lợi được không là vấn đề thắc mắc của không ít người
Niềng răng không thể khắc phục tình trạng cười hở lợi, lợi bị viêm nhiễm hay dư thừa. Bạn không nên cắt lợi khi đang trong quá trình niềng răng hoặc thậm chí là vào khoảng thời gian ngắn sau khi đã cắt lợi. Cho dù bạn có dùng chỉ nha khoa hay đánh răng thường xuyên khi niềng thì lợi vẫn sẽ bị viêm và sưng sau khi tháo niềng. Việc cắt lợi chỉ được thực hiện sau khi bạn đã tháo niềng răng. Có như vậy thì bác sĩ mới kiểm tra được mức độ của tình trạng hở lợi.
Do đó, đang niềng răng có cắt lợi được không thì câu trả lời là không. Thay vào đó, bạn hãy đợi một thời gian sau khi tháo niềng rồi hãy đi cắt lợi nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp