Long Châu

Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày có thực sự hiệu quả?

Ngày 30/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều người mách bảo nhau dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày. Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi có thực sự hiệu quả? Bài viết này sẽ giải đáp cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi và thực hư hiệu quả của cách này.

Đau dạ dày là bệnh phổ biến, dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm hoặc ăn uống thiếu khoa học. Có rất nhiều mẹo dân gian đã được người bị đau dạ dày áp dụng thay vì uống thuốc Tây. Một trong những mẹo đơn giản, hiệu quả được nhiều người truyền tai nhau là dùng cây nhọ nồi. Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày như thế nào, có hiệu quả không? Bạn xem giải đáp này nhé!

Cây nhọ nồi là cây gì?

Nhọ nồi từng là cây mọc tự nhiên ở rất nhiều vùng nông thôn của Việt Nam. Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt. Nếu bị chảy máu ở những vết thương nhỏ, chỉ cần giã nát ngọn nhọ nồi đắp vào là sẽ giảm đau, hết chảy máu. Ngày nay, cây nhọ nồi ngoài tự nhiên không phổ biến như trước. Ít ai biết đến cây nhọ nồi và càng hiếm người biết mẹo dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày.

Cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, tên khoa học là Eclipta Prostrata, tên gọi khác là cây cỏ mực. Thân cây màu lục hoặc đỏ tía, cao khoảng 90cm, có lông xù, mọc nhiều nhánh. Lá nhọ nồi màu xanh xám, đối xứng nhau, không có cuống. Mặt lá thô ráp, hình trứng thuôn dài 2 - 10cm, rộng 1 - 3cm, phía dưới có thể có lông. Hoa nhọ nồi màu trắng, đường kính dưới 1cm. Nhọ nồi có vị chua ngọt, tính hàn.

cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày Hình ảnh cây nhọ nồi quen thuộc với người Việt Nam

Tác dụng chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi

Trong đông y, cỏ nhọ nồi là thảo dược có tính hàn, chỉ huyết (cầm máu), bổ gan, bổ thận âm và kháng viêm. Cỏ nhọ nồi được điều chế thành nhiều bài thuốc giúp cầm máu như: Chữa rong kinh, chữa bệnh trĩ, viêm họng, viêm loét dạ dày, tiểu tiện ra máu... Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra nhiều hoạt chất trong nhọ nồi giúp cầm máu, tiêu độc hiệu quả.

  • Vitamin K: Vitamin K trong cây nhọ nồi giúp chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu để ngăn chặn xuất huyết ở niêm mạc dạ dày. Vitamin K thúc đẩy làm lành tổn thương ở niêm mạc, giảm đau dạ dày.
  • Tanin: Đây là chất có khả năng chống oxy hóa rất mạnh. Nó chống lại các gốc tự do gây viêm loét dạ dày, kháng khuẩn, kháng viêm để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Ecliptin: Có chức năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây hại ở dạ dày. Ecliptin ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tổn thương viêm loét, ức chế sản sinh vi khuẩn H. pylori - thủ phạm gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Carotene và Flavonozit: Có vai trò trung hòa axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng, ợ chua và buồn nôn ở người bệnh. Giảm đáng kể một số triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Carotene và Flavonozit ngăn chặn axit tiết ra quá mức, giảm thiểu đau dạ dày.
cây nhọ nồi chữa đau dạ dày có hiệu quả không Với những dưỡng chất và công dụng kể trên, cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày thực sự có hiệu quả

3 cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Nhiều người biết cách dùng bã cây nhọ nồi đắp vào vết thương để cầm máu. Nhưng chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi thì không phải ai cũng biết. Bạn muốn thử áp dụng mẹo dân gian để chữa đau dạ dày thì xem 4 cách dưới đây.

Chữa đau dạ dày bằng nước cốt cây nhọ nồi

Đây là cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đơn giản nhất, nhanh nhất vì không cần kết hợp thêm nguyên liệu nào khác. Bạn chuẩn bị khoảng 100g cây nhọ nồi tươi, 1 lít nước đun sôi để nguội và thực hiện như sau:

  • Rửa sạch cây nhọ nồi, ngâm 10 phút trong nước muối loãng để loại bỏ triệt để vi khuẩn, chất bẩn.
  • Vớt cây nhọ nồi ra để ráo nước, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nát.
  • Đổ nước trắng vào, khuấy đều, dùng rây lọc hoặc vải sạch để lọc lấy nước cốt và đựng trong bình đựng nước.
  • Uống nước cốt nhọ nồi 2 - 3 lần trong ngày, duy trì từ 7 - 10 ngày.

Lưu ý rằng nước cốt nhọ nồi khá khó uống. Bạn không nên thêm đường vì chất ngọt của đường dễ làm tăng cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Cách chữa đau dạ dày kết hợp cam thảo và cây nhọ nồi

Cam thảo chứa glycyrrhizin có công dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamin. Hoạt chất glabridin trong cam thảo có khả năng kháng viêm, giải độc, chống oxy hóa. Sử dụng cam thảo giúp tăng bài tiết chất nhầy dạ dày, kích thích sản xuất tế bào mới ở niêm mạc dạ dày và giúp vết loét nhanh lành.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi, cam thảo cần kết hợp thêm táo đỏ và bạch cập. Cách chữa đau dạ dày này được thực hiện như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu kể trên, cho vào nồi và thêm 1,5 lít nước sạch.
  • Cho nồi lên bếp, đun sôi đến khi chỉ còn khoảng 1/3 lượng nước.
  • Chắt lấy nước cốt đổ ra bát, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý rằng cam thảo không được sử dụng cho người bị viêm phế quản, viêm thận, tăng huyết áp, mắc bệnh lý về gan để tránh phản ứng gây hại.

Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày kết hợp cùng cam thảo Cam thảo có tác dụng tốt trong giảm đau và giảm viêm loét dạ dày

Dùng lá trắc diệp và cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Trắc diệp còn được gọi là trắc bá diệp hoặc trắc bách diệp. Cây có đặc tính cầm máu tương tự như nhọ nồi, hỗ trợ điều trị xuất huyết do loét dạ dày. Bài thuốc này kết hợp thêm hoa hòe chứa rutin giúp tăng sức bền mạch máu, giảm co thắt dạ dày. Ngoài ra còn có gạo nếp, hương phụ, hoài sơn, mần tưới đều có tác dụng giảm đau, phục hồi niêm mạc. Cách nấu các nguyên liệu như sau:

  • Vo rửa gạo nếp và các nguyên liệu để cho vào nồi 1,5 lít nước.
  • Đun sôi lên thì giữ nhỏ lửa đến khi còn 2 - 3 chén nước.
  • Chắt nước ra chai, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý nguyên liệu hoa hòe có tính hàn, không phù hợp sử dụng cho người bị huyết áp thấp, tiêu chảy, thiếu máu.

Các cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày Cây trắc diệp có thể kết hợp cùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả nhưng đây chỉ là phương pháp dân gian. Đau dạ dày có thể tái phát nếu bạn ăn uống chưa đúng cách hoặc sử dụng thuốc có tác dụng phụ. Để phòng ngừa đau dạ dày, bạn nên hạn chế các món ăn có tính chua, cay, nóng. Ngoài ra, bạn nên cường bổ sung thêm thực phẩm chức năng dạ dày tá tràng để cải thiện sức khỏe của dạ dày.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm