Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong các xét nghiệm nhằm xác định nhiễm khuẩn tiết niệu, nuôi cấy nước tiểu được xem là xét nghiệm quan trọng nhất. Dựa vào kết quả nuôi cấy nước tiểu, bác sĩ xác định được loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhiễm khuẩn và kháng sinh nào thích hợp sử dụng trong điều trị.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lý mà nhiều người gặp phải hiện nay. Khi nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, siêu âm, chụp X - Quang,..., đặc biệt là xét nghiệm cấy nước tiểu - phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu. Có các dạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau:
Theo vị trí
Theo tiến triển bệnh
Những đối tượng thường hay bị nhiễm đường tiết niệu là phụ nữ và trẻ em gái. Do niệu đạo của nữ ngắn và nằm gần hậu môn hơn, vi khuẩn từ ruột dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo hơn.
Biểu hiện tại chỗ: Đi tiểu nhiều lần, lắt nhắt, đi tiểu xong vẫn có cảm giác chưa đi hết, cảm thấy buốt, rát khi đi tiểu. Nước tiểu thường đục, có mùi khó chịu, có mủ lẫn máu.
Kèm theo triệu chứng đau vùng hông lưng do viêm đường tiết niệu tại thận hoặc đau ở vùng hạ vị do viêm bàng quang.
Biểu hiện toàn thân: Chức năng của thận là lọc máu và tạo ra nước tiểu, khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu cũng dễ dàng đi vào máu và gây bệnh. Cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc với biểu hiện rất đặc trưng như sốt cao, môi khô, rét run từng cơn, lưỡi bẩn, người hốc hác.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, suy thận, áp xe thận,...
Xét nghiệm cấy nước tiểu được thực hiện trong phòng thí nghiệm để kiểm tra có sự hiện diện của vi khuẩn trong mẫu nước tiểu hay không. Đây là bằng chứng chính xác để xác định chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn và trẻ em.
Có 3 cách lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân như sau:
Lấy nước tiểu giữa dòng: Nước tiểu được lấy vào buổi sáng vì vi khuẩn đã sinh sôi ở bàng quang vào ban đêm. Sau khi vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, bệnh nhân bắt đầu tiểu vào lọ đựng nước tiểu vô trùng, bỏ đi phần nước tiểu đầu vì thường bị nhiễm các vi khuẩn thường trú tại vùng niệu, lấy phần nước tiểu giữa dòng chảy cho vào lọ, đậy chặt nắp lọ.
Lấy nước tiểu trực tiếp qua ống sonde bàng quang: Dùng một ống nhỏ xuyên qua niệu đạo đi vào bàng quang, nước tiểu sẽ chảy theo ống ra lọ chứa nước tiểu.
Chọc hút kim trên xương mu, từ thận, niệu quản, bàng quang: Đây là phương pháp chỉ được tiến hành trong một số trường hợp đặc biệt như người lớn hay trẻ em bị bí tiểu và cũng là cách lấy được mẫu nước tiểu đảm bảo nhất cho việc nuôi cấy nước tiểu.
Lọ đựng nước tiểu vô trùng được đưa xuống phòng xét nghiệm trong vòng hai giờ để tiến hành nuôi cấy. Nếu chưa vận chuyển lọ đến phòng xét nghiệm thì cần bảo quản mẫu trong ngăn mát tủ lạnh ở 4 độ C.
Việc nuôi cấy nước tiểu được thực hiện trên môi trường thạch Blood agar và UTI hoặc MacConkey agar. Kỹ thuật viên lắc nhẹ mẫu nước tiểu cho nước tiểu đều, sau đó dùng que cấy 1 μl chạm vào mẫu nước tiểu theo chiều thẳng đứng. Các đĩa cấy sẽ được ủ ở nhiệt độ 35 độ C và để qua đêm.
Kết quả nuôi cấy vi khuẩn được theo dõi qua từng ngày, nếu sau 48 giờ nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh không xuất hiện thì kết quả được xem là âm tính, nghĩa là bệnh nhân không bị nhiễm trùng tiết niệu.
Khi vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong kết quả nuôi cấy thì lúc đó phòng xét nghiệm cần định danh, định lượng nồng độ vi khuẩn, làm kháng sinh đồ cho vi khuẩn đó.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra do một số tác nhân vi khuẩn đó là: Escherichia coli, Proteus spp, Klebsiella spp, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm Candida, M. Tuberculosis,...
Thông qua xét nghiệm cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ để định danh vi khuẩn sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân, xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm ra loại kháng sinh đặc hiệu để điều trị chính xác và hiệu quả.
Kết quả nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ giúp bác sĩ điều trị nắm được tình trạng nhiễm khuẩn, tác nhân vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh sử dụng hiệu quả trên vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp việc điều trị chính xác và hiệu quả hơn.
Theo dõi kết quả nuôi cấy vi khuẩn qua từng ngày, nếu sau 48 giờ nuôi cấy không thấy vi khuẩn gây bệnh xuất hiện thì kết quả được coi là âm tính. Điều này có thể hiểu rằng bệnh nhân không có nhiễm trùng tiết niệu hoặc tác nhân nhiễm trùng là loại vi khuẩn đặc biệt khó nuôi cấy bằng phương pháp thông thường.
Khi kết quả nuôi cấy có xuất hiện vi khuẩn gây bệnh thì lúc đó phòng xét nghiệm cần định lượng nồng độ vi khuẩn, định danh và tiến hành làm kháng sinh đồ cho vi khuẩn đó.
Một số tác nhân vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu đó là: Escherichia coli, Klebsiella spp, Proteus spp, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm Candida albicans, M. Tuberculosis,...
Việc định danh vi khuẩn thông qua xét nghiệm cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng của bệnh nhân, xác định nguyên nhân và tìm ra loại kháng sinh đặc hiệu đối với chủng vi khuẩn, từ đó điều trị chính xác và hiệu quả.
Bạn cần lưu ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy gồm:
Tóm lại, cấy nước tiểu là xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, quy trình cấy nước tiểu cần thực hiện đúng chuẩn vì càng thực hiện chuẩn xác thì giá trị của kết quả sẽ càng cao.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.