Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây sa kê vừa được trồng làm cảnh, vừa để lấy trái. Trái sa kê chế biến được nhiều món ngon. Nhưng không chỉ có vậy, sa kê còn được coi như một vị thuốc vì có nhiều công dụng với sức khỏe.
Cây sa kê được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta nhưng “tiếng tăm” của nó thì cả người miền Bắc và miền Trung đều biết. Loài thực vật này thường được trồng để làm cảnh và lấy trái. Trái sa kê dùng để chế biến nhiều món ăn vừa ngon lại vừa lành. Trong Đông y, sa kê được dùng làm thuốc chữa bệnh. Y học hiện đại cũng chứng minh nhiều công dụng đối với sức khỏe của sa kê.
Cây sa kê còn có tên gọi khác là cây bánh mì (tên khoa học là Artocarpus incisa L). Sa kê là loài thân gỗ lớn, thuộc họ dâu tằm, thân có thể cao đến 20m. Loài thực vật này được tìm thấy ban đầu ở Thái Bình Dương sau đó được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở miền Nam. Một số đặc điểm thực vật nổi bật của cây như:
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của sa kê là quả. Quả dùng để chế biến nhiều món ăn. Nhưng bạn biết không, từ vỏ cây, lá, rễ, nhựa cây đều có tác dụng chữa bệnh khiến nhiều người bất ngờ. Cùng tìm hiểu xem cây sa kê mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe con người nhé!
Trong trái sa kê có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn gốc tự do gây hại, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do quá trình oxy hóa. Nhờ đó, nó có thể giúp cơ thể tăng đề kháng, nâng cao miễn dịch, chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Các bằng chứng khoa học cũng cho thấy nhiều lợi ích của sa kê đối với làn da và mái tóc như:
Trong quả sa kê có chứa nhiều kali - một khoáng chất có tác dụng điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp bằng cách giảm tác động của natri. Ăn sa kê cũng giúp giảm cholesterol xấu trong máu, giảm chỉ số mỡ máu triglyceride. Tất cả những điều này đều góp phần giúp bạn có một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Chất xơ trong quả sa kê giúp nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Loại quả này cũng có khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, ợ nóng, ợ chua, bảo vệ lớp màng nhầy trong ruột. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng của cơ thể sẽ tăng lên.
Chất xơ trong quả sa kê không chỉ giúp nhuận tràng mà còn có khả năng ức chế quá trình hấp thụ đường glucose vào máu. Trong thành phần dinh dưỡng của quả sa kê cũng có những hợp chất kích thích sản xuất insulin ở tuyến tụy. Đây là cách mà loại quả này hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết.
Một chén sa kê chế biến chín có thể cung cấp 60g carbohydrate. Đây là nguồn cung cấp năng lượng an toàn và lành mạnh cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng các món chế biến từ sa kê như một món ăn vặt, món trong bữa chính hay bữa phụ đều được.
Tại nhiều nước, người dân trồng cây sa kê để lấy quả. Quả sa kê dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Người Pháp thích ăn sa kê nướng. Người Ấn Độ hay ăn sa kê chiên hay nấu cà ri. Thậm chí họ còn xem đây là một thực phẩm cao cấp. Người dân ở các quốc gia khác dùng quả sa kê để làm pho phát, bánh ngọt. Người Việt Nam dùng loại trái này để nấu canh, chiên giòn, luộc, hấp…
Cả Đông và Tây y hiện nay đều ghi nhận công dụng chữa bệnh của sa kê. Điều đáng nói, nếu quả sa kê chủ yếu được dùng làm thực phẩm thì các bộ phận khác của cây được dùng làm vị thuốc chữa bệnh.
Bài thuốc với lá sa kê:
Bài thuốc với rễ sa kê có thể trị ho hen, chữa đau răng, sát khuẩn, chữa chứng rối loạn tiêu hóa. Vỏ cây sa kê có thể chữa ghẻ lở rất hiệu nghiệm. Nhựa cây sa kê có thể chữa kiết lỵ, tiêu chảy và các bệnh ngoài da như viêm da, chàm da, vảy nến…
Cây sa kê dù có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Một số đối tượng nên cân nhắc khi dùng quả sa kê như người bị rối loạn đông máu, người bị bệnh huyết áp thấp, người dị ứng với chuối hoặc quả sung... Hy vọng thông tin trên của Long Châu giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách sử dụng sa kê tốt cho sức khỏe nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...