Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy hô hấp là tình trạng phổi gặp khó khăn trong việc lưu thông và trao đổi khí O2 và CO2. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn, làm tổn thương thần kinh và thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Suy hô hấp là một bệnh nguy hiểm và khó lường, nó có thể diễn ra một cách đột ngột khiến nhiều người không kịp đối phó. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn những kiến thức cần biết khi chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Hội chứng suy hô hấp xảy ra khi chức năng thông khí, trao đổi khí O2 và CO2 của phổi bị giảm sút, làm thiếu hụt oxy máu hoặc tăng nồng độ CO2 hoặc cả hai, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài các dấu hiệu đặc trưng như khó thở, thở khò khè, thở rít, nhịp thở nhanh và ngắn thì bệnh suy hô hấp còn có một số triệu chứng khác như suy nhược cơ thể, đầu ngón tay, chân tím tái, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, ho khan, đau nhức đầu, sốt, hay lo lắng, hoảng hốt hay thậm chí là co giật và hôn mê.
Suy hô hấp có thể chia ra thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng.
Suy hô hấp cấp độ 1: Mức độ nhẹ nhất ở giai đoạn đầu của bệnh, dấu hiệu khó thở chưa xuất hiện rõ mà chỉ có cảm giác hơi nặng ở phần ngực.
Suy hô hấp cấp độ 2: Tình trạng khó thở diễn ra thường xuyên hơn, có thể có hiện tượng xanh tím đầu các ngón chân tay.
Suy hô hấp cấp độ 3: Ở mức độ cao nhất này, khó thở tăng mạnh, nhịp thở rối loạn đi kèm tím tái toàn thân và gây ra nhiều nguy hiểm với người bệnh.
Hội chứng suy hô hấp xảy ra khi chức năng thông khí, trao đổi khí O2 và CO2 bị giảm sút
Có 2 loại suy hô hấp là suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính. Tùy vào từng tình trạng mà ta có cách chăm sóc bệnh nhân khác nhau.
Triệu chứng của bệnh nhân suy hô hấp cấp thường diễn ra nhanh, dồn dập nên nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Khi người bệnh xuất hiện trạng thái thở nông, nhịp thở ngắn đi kèm hiện tượng chóng mặt, điều đầu tiên cần làm chính là dừng việc đang làm và ngồi nghỉ ngơi. Không khí là thứ quan trọng nhất với người đang bị suy hô hấp cấp tính, do đó cần để bệnh nhân ở nơi thoáng đãng, nếu có thể hãy cởi bớt trang phục trên người để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự trao đổi khí.
Để bệnh nhân suy hô hấp ở nơi thoáng đãng để dễ trao đổi khí
Sau khi tìm được vị trí thoáng khí để nghỉ ngơi, hãy bình tĩnh và điều chỉnh tư thế thoải mái nhất để hít thở dễ dàng nhằm tăng cường sự lưu thông khí.
Hít thở sâu bằng cách mím môi giúp kiểm soát tình trạng khó thở
Với bệnh nhân suy hô hấp mạn tính, chế độ sinh hoạt và luyện tập phù hợp là chìa khóa giúp duy trì sức khỏe của hệ hô hấp.
Bạn có thể cải thiện tình trạng suy hô hấp của mình bằng cách tránh xa các thói quen xấu như hút thuốc, tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại, chất gây dị ứng, không thực hiện các công việc quá nặng nhọc, thực hiện giảm cân khi có tình trạng béo phì thừa cân, duy trì giờ sinh hoạt làm việc hợp lý, điều độ, tập luyện các bài tập thể dục, yoga tốt cho hệ hô hấp,...
Bệnh nhân suy hô hấp mạn tính cho thể tập yoga để cải thiện sức khỏe
Người bệnh suy hô hấp mạn tính cần đem theo bình xịt giảm khó thở mọi lúc mọi nơi để kịp thời đối phó với các đợt suy hô hấp cấp tính nguy hiểm cũng như tiến hành thăm khám bệnh đúng định kỳ.
Các cơn suy hô hấp diễn ra nhanh, bất ngờ khiến nhiều người không lường trước được, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Trang bị cho bản thân những kiến thức liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp sẽ giúp bạn kịp thời đối phó với các tình huống bất ngờ, bảo đảm an toàn sức khỏe cho chính mình và mọi người xung quanh.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.