Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Dưỡng da

Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì đúng cách

Ngày 30/01/2024
Kích thước chữ

Da mụn tuổi dậy thì là tình trạng da mà nang lông bị tắc nghẽn do sự kết hợp của tế bào da chết, dầu, và vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes). Đây là một vấn đề phổ biến ở tuổi dậy khi cơ thể sản xuất nhiều hormone androgen, góp phần kích thích tăng cường sản xuất dầu da. Để khắc phục tình trạng này, làn da cần được chăm sóc da mụn tuổi dậy thì.

Để chăm sóc da mụn tuổi dậy thì quan trọng nhất là duy trì vệ sinh da hàng ngày, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và tránh những thói quen có thể làm tổn thương da. Nếu tình trạng mụn nặng, bạn nên đến gặp chuyên gia da liễu để được thăm khám và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả.

Da mụn tuổi dậy thì là gì?

Trong giai đoạn dậy thì cơ thể trải qua sự biến đổi hormon, khiến tăng sản xuất một loại hormone được gọi là androgen. Hormone này kích thích tăng cường sản xuất chất nhờn, hay bã nhờn, dẫn đến tình trạng da dầu, thường xuyên trông bóng nhờn như được phủ một lớp dầu. Bã nhờn này kết hợp với tế bào da chết và lông ở các lỗ chân lông, được biết đến là nang lông. Sự kết hợp của tế bào da, dầu, và lông tạo nên khối tắc nghẽn nang lông, gây ra các đốm mụn nhỏ, xếp liên tục nhau, được biết đến là mụn trứng cá.

cham-soc-da-mun-tuoi-day-thi-dung-cach 1.jpg
Giai đoạn dậy thì cơ thể trải qua sự biến đổi hormon

Khi cấu trúc mụn trứng cá phát triển lớn hơn, chúng có thể vỡ ra và gây ra tình trạng viêm nhiễm da. Trong tình trạng này, một loại vi khuẩn, propionibacterium acnes hoặc P. acnes, cũng tham gia vào quá trình và tạo ra phản ứng viêm nhiễm mạnh mẽ hơn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da. Nếu không chăm sóc da dầu mụn tuổi dậy thì đúng cách, nhiễm trùng có thể làm tổn thương cấu trúc da và khi lành, có thể gây hình thành sẹo, làm mất đi tính thẩm mỹ.

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở nhiều vị trí, bao gồm mặt, vai, lưng và ngực, bụng. Trong số đó, mặt là nơi phổ biến nhất và gây ra nhiều bất tiện và khó chịu nhất cho người trẻ.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng mụn trứng cá ở thanh thiếu niên bao gồm việc sử dụng các loại thuốc nội tiết tố, yếu tố di truyền, sử dụng các sản phẩm trang điểm chứa nhiều dầu, và thiếu vệ sinh cá nhân.

Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì đúng cách

Bắt đầu quá trình chăm sóc da tốt bằng việc duy trì sự sạch sẽ cho mọi khu vực da dễ mụn, hãy làm sạch da kỹ lưỡng ít nhất hai lần mỗi ngày sửa rửa mặt dịu nhẹ và nước, tập trung vỗ nhẹ từng khu vực trên da thay vì chà xát mạnh. Điều này giúp tránh ma sát trên da, đặc biệt là da mặt, và ngăn chặn tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn.

cham-soc-da-mun-tuoi-day-thi-dung-cach 2.jpg
Làm sạch da kỹ lưỡng ít nhất hai lần mỗi ngày sửa rửa mặt dịu nhẹ

Hạn chế việc rửa vùng da dễ mụn bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sử dụng nước ấm là lựa chọn tốt nhất để không làm tăng tình trạng mụn trên da.

Lựa chọn cẩn thận các sản phẩm chăm sóc da. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, chất làm se da, hoặc chất tẩy rửa mạnh, có thể làm kích thích da và se khít lỗ chân lông, gây trầm trọng tình trạng mụn. Khi cần sử dụng kem chống nắng cho các hoạt động ngoài trời, hãy chọn các sản phẩm không chứa dầu hoặc gây dị ứng.

Nếu mụn bị nhiễm trùng, với sự tham gia của vi khuẩn gây bệnh, việc sử dụng thuốc kháng sinh dùng tại chỗ do bác sĩ kê đơn có thể được thực hiện. Thuốc kháng sinh uống hoặc các loại thuốc trị mụn khác như isotretinoin cũng có thể được yêu cầu, giúp cải thiện cấu trúc da dầu, hạn chế hình thành mụn, và tăng cường sức khỏe cho cấu trúc của làn da.

Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn hay thực hiện các biện pháp cố ý làm vỡ mụn trứng cá. Việc này có thể dẫn đến việc lan rộng viêm nhiễm, tăng cường sự nhiễm trùng và tạo nên vết sẹo. Đối với những biện pháp can thiệp trên da trong quá trình điều trị da dầu mụn tuổi dậy, nên tránh tẩy lông, tẩy tế bào chết...

Cuối cùng, trẻ dậy thì cũng cần chú ý đến vệ sinh kính mắt, tránh đeo băng đô hay mũ lưỡi trai, làm sạch thường xuyên, giữ tóc sạch, gọn gàng và tránh sờ tay lên cùng da mặt, cũng như cân nhắc đến quá trình cạo râu với sự cẩn thận, sử dụng nước ấm để làm mềm râu trước, và đảm bảo sự an toàn của dao cạo; đối với phụ nữ, tránh trang điểm bằng các sản phẩm dầu và các sản phẩm làm tóc có chứa dầu; ngoài ra, hạn chế căng thẳng và tránh những điều kiện khí hậu nóng ẩm có thể làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Hướng dẫn chăm sóc da mụn tuổi dậy thì đúng cách

Xác định loại tổn thương mụn trứng cá ở thiếu niên khi bước vào tuổi dậy thì là bước quan trọng đầu tiên để lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp. Có bốn loại mụn trên da dầu phổ biến ở đối tượng này:

Cách chăm sóc da dầu mụn đầu đen tuổi dậy thì

Mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi mảnh vụn trên bề mặt da, thường xuất hiện trên mặt, mũi, trán, cổ, ngực và lưng. Mụn có nhân ở vị trí trung tâm màu đen do tế bào và dầu trong nang lông bị oxy hóa trong không khí.

Điều trị: Sử dụng gel benzoyl peroxide từ 4 đến 7 lần mỗi tuần để mở lỗ chân lông. Nếu không cải thiện, bác sĩ có thể kê toa loại thuốc khác. Hướng dẫn làm sạch da nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày. Sản phẩm trang điểm cho da mặt cần kiểm soát mụn đầu đen và không gây kích ứng da.

cham-soc-da-mun-tuoi-day-thi-dung-cach 3.jpg
Bác sĩ có thể kê toa loại thuốc điều trị mụn tuổi dậy thì

Cách chăm sóc da dầu mụn đầu trắng tuổi dậy thì

Khi nang mụn giữ được vỏ bọc dưới da, tạo ra mụn đầu trắng.

Điều trị: Sử dụng kem bôi benzoyl peroxide không kê đơn hoặc thuốc theo toa.

Cách chăm sóc da dầu mụn nhọt và mụn mủ tuổi dậy thì

Tổn thương này có dạng ổ mủ nhỏ hình thành trên vùng da bị viêm, chứa mủ, tế bào chết và vi trùng.

Điều trị: Sử dụng thuốc bôi ngoài da như benzoyl peroxide hoặc retinoid. Nếu sử dụng retinoid, cần lưu ý về kích ứng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trường hợp nặng có dấu hiệu nhiễm trùng, có thể cần dùng thuốc kháng sinh uống và kem chứa kháng sinh được kê đơn khác.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.