Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hằng năm, cứ 3 trẻ em ở Việt Nam thì có 1 trẻ bị bạch cầu cấp dòng Lympho. Cha mẹ cần cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời các triệu chứng của bệnh.
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của cơ sở y tế, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh bạch cầu dòng Lympho ở trẻ em. Các biện pháp này còn có thể đánh giá xem liệu ung thư có di căn đến các vị trí trên cơ thể hay không. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo để chuẩn bị trước các chi phí trước khi cho trẻ đi thăm khám và chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho.
Bạch cầu cấp dòng Lympho là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em, chiếm đến 25% số lượng trẻ mắc các bệnh về u ác tính. Trong quá trình tạo máu, các tế bào dòng Lympho hoặc các tế bào tủy răng sẽ được hình thành và phát triển bất thường.
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, các nguyên nhân được khoanh vùng là có khả năng gây phát triển bạch cầu cấp dòng Lympho là nhiễm trùng vết thương, do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ ion hóa và do các rối loạn bẩm sinh.
Theo thống kê, căn bệnh này thường xảy ra ở các bé trai, nhiều hơn so với các bé gái. Trẻ em bị mắc căn bệnh này phải chịu đựng sự thiếu máu, nhiễm trùng tái phát, các vết bầm tím và dễ bị chảy máu vì tủy xương của chúng không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu, các tế bào bạch cầu và các tiểu cầu.
Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em thường diễn biến âm thầm với nhiều dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường bị bỏ qua do nhiều trẻ không tự nhận biết được những triệu chứng này. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau:
Thông thường, các bác sĩ không chỉ định duy nhất một biện pháp xét nghiệm lâm sàng mà phải làm đồng thời nhiều xét nghiệm theo quy trình để ước tính mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này giúp các bác sĩ tìm ra phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
Xét nghiệm máu giúp các bác sĩ tổng phân tích tế bào máu. Nhờ đó, cho biết số lượng của mỗi loại tế bào trong máu để chỉ ra các tế bào bạch cầu ung thư bất thường. Gần như tất cả trẻ được chẩn đoán bạch cầu cấp dòng Lympho đều có kết quả xét nghiệm công thức máu không bình thường.
Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh hóa máu sẽ cho biết chức năng của gan, thận hoặc nồng độ điện giải trong máu.
Đây là 2 quy trình được làm gần giống nhau và trong cùng một thời gian đối với tủy xương. Tủy xương gồm 2 phần: Mô đặc và dịch. Chọc hút tủy xương là lấy đi một phần dịch bằng kim. Sinh thiết tủy xương là lấy đi một phần mô đặc của tủy xương bằng kim.
Chọc hút tủy xương được khuyến cáo nếu xét nghiệm máu cho thấy số tế bào máu bất thường, hoặc có tế bào non xuất hiện làm bác sĩ nghi ngờ bệnh ung thư máu. Từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư và nếu có là loại ung thư nào. Vị trí thông thường để chọc hút và sinh thiết tủy xương là xương chậu, nằm ở phần hông sau. Da ở vị trí chọc tủy sẽ được gây tê trước khi chọc.
Chọc dò thắt lưng có thể quyết định xem ung thư máu đã lan tới dịch não tủy chưa. Dịch não tủy là một chất dịch chảy vòng quanh não và tủy sống. Trong chọc dò thắt lưng, bác sĩ sẽ dùng một cây kim lấy mẫu dịch não tủy để tìm xem có tế bào ung thư máu trong đó không. Bác sĩ sẽ gây tê da vùng thắt lưng trước khi chọc dò kèm theo phương pháp giảm đau khác.
Nhờ phương pháp này, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tất cả bệnh nhi bị bệnh này sẽ được điều trị hoặc phòng ngừa ung thư xâm lấn vào hệ thần kinh trung ương, cũng qua chọc dò tủy sống trong một vài thời điểm cụ thể suốt giai đoạn điều trị.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho cha và mẹ của trẻ. Nếu chẩn đoán là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bác sĩ sẽ giải thích bệnh dựa trên các kết quả xét nghiệm. Lúc này, cha mẹ cũng cần tự mình trang bị thêm kiến thức để chăm sóc và theo dõi trẻ được sát sao hơn. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.