Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chấn thương bàng quang được điều trị như thế nào?

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ

Bệnh nhân bị chấn thương bàng quang thường có nhiều triệu chứng sốc đa chấn thương như thủng hoặc vỡ bàng quang. Vì vậy, cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời chấn thương bàng quang để giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do chấn thương gây ra.

Chấn thương và tổn thương vùng bụng dưới, xương chậu hoặc tầng sinh môn là nguyên nhân gây chấn thương bàng quang. Trong đó, chấn thương là cơ chế thường gặp, thường xuất phát từ việc giảm tốc đột ngột như trong một tai nạn xe máy tốc độ cao, té ngã hoặc một lực tác động mạnh từ bên ngoài vào vùng bụng dưới.

Chấn thương bàng quang là gì?

Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu, nằm trong tiểu khung và ngoài ổ phúc mạc. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang sẽ có dạng hình cầu. Cấu trúc của thành bàng quang chứa một lượng lớn collagen có độ đàn hồi cao.

chan-thuong-bang-quang-duoc-dieu-tri-nhu-the-nao 1.jpg
Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu, nằm trong tiểu khung và ngoài ổ phúc mạc

Chấn thương bàng quang là một cấp cứu ngoại khoa xảy ra khi có đụng, va chạm nhanh với vật tù, hoặc do xe cán nhanh qua, đôi khi do rơi từ trên cao xuống hoặc bị đánh trực tiếp vào bàng quang.

Có hai loại chấn thương bàng quang có thể gây vỡ hoặc thủng bàng quang:

  • Chấn thương trong phúc mạc và ngoài phúc mạc dẫn đến vỡ hoặc thủng bàng quang.
  • Vết thương bàng quang hở do hỏa khí, bạch khí hoặc vật sắc nhọn.

Các biến chứng của chấn thương bàng quang bao gồm nhiễm trùng, tiểu tiện ra máu dai dẳng, cổ trướng nước tiểu, tổn thương thận cấp tính, hình thành lỗ rò, tiểu tiện không tự chủ và bàng quang mất ổn định.

Vỡ bàng quang do chấn thương có tỷ lệ tử vong lên tới 20%, nguyên nhân là do tổn thương các cơ quan phối hợp hơn là tổ thương bàng quang.

Biểu hiện chấn thương bàng quang như thế nào?

Bệnh nhân bị chấn thương bàng quang thường có triệu chứng sốc đa chấn thương kèm với nhiều thương tổn. Vì vậy, chấn thương bàng quang có thể bị nhầm lẫn với các chấn thương khác ở đường niệu. Do đó, cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các chấn thương bàng quang và các tổn thương đi kèm để giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do chấn thương gây ra.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng chấn thương bàng quang gồm:

  • Buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc chỉ tiểu ra một ít.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Đau vùng hạ vị.
  • Đặt sonde tiểu không ra nước tiểu hoặc chỉ có ít máu.
  • Gãy cành xương mu gây điểm đau nhói vùng xương mu.
  • Các tổn thương vỡ bàng quang có thể thấy qua chụp X-quang, cắt lớp, siêu âm.
chan-thuong-bang-quang-duoc-dieu-tri-nhu-the-nao 2.jpg
Các tổn thương vỡ bàng quang có thể thấy qua chụp X-quang

Chẩn đoán chấn thương bàng quang

Các triệu chứng và dấu hiệu gợi ý chấn thương bàng quang thường khó phát hiện hoặc không đặc hiệu. Do đó, chẩn đoán đòi hỏi sự nhạy cảm cao. Chẩn đoán nghi ngờ dựa trên tiền sử bệnh, khám thực thể, kết quả chụp X-quang và có đi tiểu ra máu. Xác nhận bằng chụp bàng quang ngược dòng, sử dụng ít nhất 300 mL thuốc cản quang pha loãng đổ trực tiếp vào bàng quang.

Chụp X-quang thẳng hoặc CT có thể được sử dụng, nhưng CT tốt hơn trong việc đánh giá các ổ bụng phối hợp và gãy xương chậu. Chụp lưu thông hệ tiết niệu chỉ nên được sử dụng chỉ khi chỉ định chụp X-quang thẳng. Nếu nghi ngờ đứt đoạn niệu đạo ở nam giới, bạn cần phải chụp niệu đạo trước khi đặt ống thông niệu đạo.

Tất cả bệnh nhân nên được khám trực tràng. Nếu có máu, gợi ý cao đến chấn thương trực tràng phối hợp. Ngoài ra, bệnh nhân nữ nên được khám sản phụ khoa để đánh giá mức độ liên quan của tổn thương âm đạo.

Điều trị chấn thương bàng quang

Hầu hết bệnh nhân bị thủng bàng quang đều đang trong tình trạng bị sốc nên phải đề phòng sốc trong quá trình xử lý cấp cứu khi điều trị thủng bàng quang. Những người cấp cứu phải đếm tần số nhịp thở, mạch và đo huyết áp của bệnh nhân.

Bệnh nhân cần được đảm bảo hô hấp, cầm máu, cố định các chi bị gãy nếu có và truyền dịch hoặc máu để duy trì khối lượng tuần hoàn.

Nếu xảy ra thủng bàng quang trong phúc mạc, cần phải phẫu thuật mở bụng để khâu bàng quang và kiểm tra ổ bụng xem có vết thương nào khác không và dẫn lưu bàng quang. Ngoài ra, có thể nội soi ổ bụng để khâu bàng quang, đây là kỹ thuật mới, đơn giản, an toàn, hiệu quả và có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với mổ mở.

chan-thuong-bang-quang-duoc-dieu-tri-nhu-the-nao 3.jpg
Thủng bàng quang trong phúc mạc, cần phải phẫu thuật mở bụng để khâu bàng quang

Nếu vỡ bàng quang ngoài phúc mạc và bệnh nhân có các vết thương khác, phẫu thuật mở bụng cũng phải được thực hiện để giải quyết các tổn thương kết hợp khâu bàng quang.

Đối với trường hợp chỉ đơn thuần vỡ hoặc thủng bàng quang ngoài phúc mạc, có thể đặt thông niệu đạo lưu và dùng kháng sinh liều cao phổ rộng với thời gian từ 7 - 14 ngày, sau chấn thương bệnh nhân sẽ chụp bàng quang có cản quang, nếu còn thấy hình ảnh thoát nước tiểu thì bệnh nhân mới cần phẫu thuật khâu lỗ thủng bàng quang.

Đối với trường hợp vỡ bàng quang phức tạp: Bàng quang cần được khâu ngay và điều trị tổn thương, nếu trực tràng bị tổn thương thì phải mở hậu môn.

Cần làm gì để phòng tránh tổn thương bàng quang?

Để tránh tổn thương bàng quang chúng ta cần:

  • Tránh chấn thương: Người lao động phải làm việc trên cao phải trang bị đồ bảo hộ lao động, đặc biệt là dây đeo an toàn để tránh tai nạn té ngã. Đồng thời, bạn cũng phải chấp hành luật giao thông để tránh tai nạn giao thông, vì đây là nguyên nhân phổ biến gây vỡ bàng quang thường gặp.
  • Tránh để bàng quang căng đầy: Bàng quang căng đầy nước tiểu thường gặp ở những người uống nhiều rượu và bia mà không đi tiểu. Vì vậy, một phương pháp phòng ngừa hiệu quả là đi tiểu khi bàng quang đầy thay vì cố gắng nhịn tiểu.

Để phòng tránh tổn thương bàng quang, có một số biện pháp và thói quen có thể thực hiện như sau:

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự lưu thông của nước trong cơ thể và làm giảm cơ hội bị tổn thương bàng quang. Điều này cũng giúp làm phễu những chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Tránh tiểu quá nhiều hoặc quá ít: Tiểu quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây tổn thương cho bàng quang. Cố gắng duy trì thói quen tiểu đúng cách, không nén niệu quản quá lâu và không đẩy nước tiểu quá nhanh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, gây tổn thương.
  • Tránh dùng chất kích thích: Một số chất kích thích như cafein và cồn có thể kích thích bàng quang và gây ra các vấn đề về niệu đạo. Cố gắng hạn chế tiêu thụ chúng.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cải thiện sự hoạt động của bàng quang và làm giảm nguy cơ tổn thương.
  • Hạn chế dùng thuốc gây ảnh hưởng đến bàng quang: Một số loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về bàng quang. Nếu bạn phải sử dụng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng chúng không gây tổn thương cho bàng quang.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến bàng quang hoặc niệu đạo, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

chan-thuong-bang-quang-duoc-dieu-tri-nhu-the-nao.jpg
Thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu tổn thương bàng quang

Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, những chấn thương gây vỡ, thủng bàng quang có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, để xảy ra chấn thương, bạn nên tìm hiểu những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin