Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân nào gây dị vật ở bàng quang?

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dị vật trong bàng quang là một vật hữu hình được đặt vào bàng quang vì lý do chủ quan hoặc khách quan và đây là một tình trạng rất hiếm gặp. Vậy những nguyên nhân nào gây nên dị vật ở bàng quang? Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề này mà bạn có thể tham khảo.

Bàng quang là một bộ phận trong hệ thống tiết niệu giữ vai trò trong lưu trữ và đào thải nước tiểu ra ngoài. Các bệnh lý liên quan đến bàng quang có thể kể đến như: Viêm bàng quang, ung thư bàng quang, tiểu không tự chủ…

Tổng quan về bàng quang

Bàng quang là một túi đựng nước tiểu nằm phía sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang hoàn toàn ẩn sau khớp mu, nhưng khi đầy thì bàng quang nhô lên trên khớp mu và có khi chạm đến rốn.

nguyen-nhan-nao-gay-di-vat-o-bang-quang 1.jpg
Bàng quang là một túi đựng nước tiểu nằm phía sau khớp mu

Bàng quang có 4 lớp từ trong ra ngoài: Niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp hạ niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc. Lớp dưới niêm mạc rất lỏng lẻo khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc có khả năng trượt vào nhau. Cơ bàng quang gồm có 3 lớp: Lớp cơ vòng trong, lớp cơ chéo giữa và lớp cơ dọc ngoài.

Trong trường hợp bình thường, dung tích bàng quang khoảng 300 đến 500 ml. Trong một số trường hợp bệnh lý thì dung tích bàng quang có thể tăng lên vài lít, khi đó khám lâm sàng cho thấy cầu bàng quang hoặc dung tích bàng quang giảm.

Lòng bàng quang được bao phủ bởi một lớp niêm mạc. Bàng quang được nối với bể thận bằng hai niệu quản. Hai lỗ niệu quản hình thành với cổ bàng quang được gọi là tam giác bàng quang. Đường gờ cao nối hai lỗ niệu quản được gọi là gờ liên niệu quản và là một mốc giải phẫu quan trọng để tìm ra lỗ niệu quản. Ở dưới bàng quang mở trực tiếp ra ngoài qua niệu đạo. Ở nam giới, niêm mạc niệu đạo tuyến tiền liệt và niêm mạc bàng quang có bản chất giống nhau.

Nguyên nhân gây nên dị vật bàng quang

Dị vật trong bàng quang có thể xảy ra do tai biến hoặc sự vô tình của bác sĩ. Đó có thể là những dụng cụ y tế như chỉ phẫu thuật còn sót lại, mảnh vỡ bóng Foley hay còn gọi là bóng cố định ống thông tiểu, giá đỡ niệu quản quá hạn bị bỏ quên, dụng cụ nong niệu đạo, vòng tránh thai, đinh bấm trong phẫu thuật. Nguyên nhân thường là do bác sĩ không hướng dẫn rõ ràng cho bệnh nhân hoặc bệnh nhân quên tái khám để theo dõi.

nguyen-nhan-nao-gay-di-vat-o-bang-quang 2.jpg
Dị vật trong bàng quang có thể xảy ra do tai biến hoặc sự vô tình của bác sĩ

Những người có tỷ lệ dị vật trong bàng quang cao nhất là những người có tiền sử phẫu thuật hệ tiết niệu hoặc các cơ quan lân cận như phẫu thuật sỏi thận, sỏi niệu quản, bướu tử cung… Ngoài ra, việc xuất hiện dị vật trong bàng quang còn do chính người bệnh gây ra, trường hợp này là do người bị rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, hoang tưởng tự hại…, tự nhét dị vật vào cơ thể.

Do niệu đạo nam dài và có nhiều đoạn giải phẫu hơn nên vật lạ thường bị mắc kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang. Dị vật có thể là tóc, ống thông tiểu hay các sinh vật ngoại lai như đỉa, vắt…

Cách chẩn đoán dị vật bàng quang

Chẩn đoán dị vật ở bàng quang sẽ dựa vào các triệu chứng sau đây:

Triệu chứng cơ năng

  • Sau khi can thiệp nội khoa và ngoại khoa ở bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản...
  • Bí tiểu và tiểu máu.
  • Một đầu của dị vật nhô ra khỏi miệng sáo.
  • Đau vùng bụng dưới, đau vùng tầng sinh môn và dương vật...

Triệu chứng toàn thân

  • Bệnh nhân tâm thần: Hoang tưởng, trầm cảm.
  • Bệnh nhân: Sợ hãi, hoảng loạn.

Triệu chứng thực thể

  • Dương vật cương cứng gây đau và chảy máu miệng sáo.
  • Một đầu của dị vật có thể được nhìn thấy ở miệng sáo.
  • Sờ nắn niệu đạo có thể thấy được tính chất của dị vật: Tròn hay dẹt, cứng hay mềm...
  • Cầu bàng quang.
  • Thủng bàng quang do dị vật: Dấu hiệu viêm phúc mạc nước tiểu...
  • Khám trực tràng: Kiểm tra tuyến tiền liệt, cổ bàng quang và túi Douglas xem có tổn thương hay không.
  • Khám sức khỏe tâm thần.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Sử dụng tia X-quang: Hình ảnh dị vật cản quang trong bàng quang và niệu đạo.
  • Khám siêu âm ổ bụng: Hình ảnh dị vật trong bàng quang, có thể kèm theo tổn thương thành bàng quang, máu cục bàng quang kèm theo...
  • Chụp cắt lớp tiểu khung chỉ được sử dụng trong những trường hợp khó.
nguyen-nhan-nao-gay-di-vat-o-bang-quang 3.jpg
Chụp cắt lớp tiểu khung chỉ được sử dụng trong những trường hợp khó

Điều trị dị vật ở bàng quang như thế nào?

Dưới đây là một số cách điều trị dị vật ở bàng quang mà bạn có thể tham khảo:

  • An ủi và sử dụng liệu pháp an thần cho bệnh nhân.
  • Loại bỏ dị vật trong niệu đạo, bàng quang và hạn chế tổn thương, sang chấn thứ phát cho bàng quang, niệu đạo.
  • Điều trị tổn thương niệu đạo và bàng quang nếu có.
  • Nếu dị vật nhỏ có thể  và bàng quang để gắp dị vật ra. Còn nếu dị vật lớn thì mở túi bàng quang và lấy dị vật.

Cách điều trị đối với ống thông tiểu chưa rút ra khỏi niệu đạo do đã đặt lâu ngày bạn cần hết sức cẩn thận, không nên hành động quá vội vàng. Nếu là nhân viên y tế thì bạn sẽ cần làm như sau:

  • Đẩy ống thông nước tiểu vào sâu vào bàng quang.
  • Bơm thêm nước ấm vào cớp bóng cố định để làm vỡ quả bóng, sau đó xoay ống thông để kéo nó ra ngoài.
  • Đưa JJ luồn qua đường dẫn của cớp bóng cố định làm thông đường để hút bỏ nước trong cớp bóng cố định hoặc chọc thủng bỏ bóng.
  • Tránh động tác cắt bỏ các đầu sonde niệu đạo vì sẽ gây nguy cơ sonde chui vào lòng bàng quang.
nguyen-nhan-nao-gay-di-vat-o-bang-quang.jpg
Hình ảnh dị vật ở bàng quang

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bác sĩ ngoại khoa, nếu làm phẫu thuật thì phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ tái khám định kỳ. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng liên quan đến đường tiểu nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị tích cực.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân dẫn đến dị vật ở bàng quang mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như biết được cách điều trị để đảm bảo sức khoẻ của bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm