Nhiều người khi thấy có dấu hiệu chảy máu hậu môn thường khá lo lắng, vội vàng tìm đủ các giải pháp để điều trị. Song việc chưa hiểu đúng và đủ khiến quá trình điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là những thông tin khoa học liên quan đến hiện tượng này giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh.
Chảy máu hậu môn là gì?
Chảy máu hậu môn là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào lòng ống tiêu hóa, chảy qua hậu môn. Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh đi ngoài, lẫn trong phân.
Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn như:
- Bệnh trĩ: Phần hậu môn bị tổn thương gây chảy máu có thể xuất phát từ bệnh trĩ. Căn bệnh này xuất hiện do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn gặp áp lực, dẫn đến tình trạng căng phồng và hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng khá thường gặp ở nhiều người.
- Tổn thương hậu môn: Do nhiều nguyên nhân, hậu môn của người bệnh có thể từng gặp các tổn thương hoặc vết thương đã cũ nhưng chưa lành lại, gây nên hiện tượng chảy máu hậu môn. Trường hợp này không quá lo ngại nhưng cần phải được vệ sinh sạch sẽ để sớm phục hồi và lành lại, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người bị bệnh trĩ thường có hiện tượng chảy máu hậu môn
- Nứt kẽ lỗ rò hậu môn trực tràng: Tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể khiến người bệnh chảy máu hậu môn. Nguyên nhân này là do lớp niêm mạc ở vùng hậu môn xuất hiện các vết rách.
- Polyp trực tràng: Nhiều người bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu, nặng hơn là polyp trực tràng do sự xuất hiện các khối u nhú ở vùng hậu môn. Vì thế, mỗi lần đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy máu chảy kèm theo những cơn đau đớn xuất hiện ở vùng bụng dưới.
- Thiếu máu cục bộ: Khi lượng máu ở ruột già bị suy giảm hoặc tắc nghẽn sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ, khiến người bệnh có biểu hiện như đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, đầy bụng khó tiêu, tăng nhu động ruột và thường xuyên đi đại tiện nhiều lần.
- Bệnh Crohn: Crohn là căn bệnh khiến hậu môn bị tổn thương do viêm đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng và tiêu chảy nhiều lần. Chảy máu hậu môn là một trong những triệu chứng của căn bệnh này, ngoài ra còn xuất hiện mệt mỏi, sốt, thèm ăn, ăn không ngon miệng…
- Ung thư ruột kết: Căn bệnh này bắt nguồn từ ruột già theo thời gian hình thành nên các polyp trong đại tràng. Ung thư ruột kết thường có các biểu hiện ban đầu như: táo bón, tiêu chảy, sụt giảm cân nặng và đi vệ sinh ra máu.
Rò hậu môn là một trong những nguyên nhân gây chảy máu ở bộ phận này
Chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chảy máu hậu môn là hiện tượng bất thường của cơ thể cần được quan tâm theo dõi. Bởi đây không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm kể trên mà còn có thể gây ra một số biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời. Không ít trường hợp chảy máu hậu môn gây ra các hiện tượng như:
- Mất máu: Tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu và gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mặt tái, nhịp tim đập nhanh và thậm chí là ngất xỉu.
- Áp xe, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm: Hậu môn bị chảy máu liên tục nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ xảy ra các tình trạng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng rất nguy hiểm.
- Gây nên các căn bệnh phụ khoa: Đối với nữ giới, tình trạng đại tiện ra máu có thể gây viêm nhiễm phụ khoa.
Chảy máu hậu môn kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt
Chảy máu hậu môn phải làm sao?
Khi bị chảy máu hậu môn, người bệnh không nên quá lo lắng mà thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
Trong trường hợp bị nhẹ
Khi tình trạng chảy máu hậu môn mới xuất hiện và đang ở thể nhẹ, người bệnh có thể thực hiện và áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:
- Bạn nên xây dựng thói quen đi vệ sinh khoa học bằng cách đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.
- Lưu ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung cho cơ thể những loại thức ăn giúp nhuận tràng và có lợi cho hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây... Ngoài ra, bạn cần hạn chế tối đa các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, nước có ga.
- Bạn nên tăng cường tập thể dục mỗi ngày, ăn uống đúng giờ giấc và tránh các tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức cũng giúp tình trạng đi ngoài ra máu được cải thiện.
- Bạn lưu ý bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng khó đi vệ sinh. Bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi, mềm phân.
- Khi đi ngoài, bạn không nên dùng lực quá mạnh để rặn, khiến tình trạng chảy máu hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm ấm hậu môn để giảm đau và tránh sưng viêm.
Ăn uống khoa học, đúng giờ giúp cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn
Trong trường hợp bệnh nặng
Khi hiện tượng chảy máu hậu môn kéo dài, gây nhiều đau đớn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán, thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay có 2 phương pháp chữa trị chủ yếu là nội khoa và ngoại khoa.
Với phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Tác dụng chính của các loại thuốc này là tiêu viêm, kháng khuẩn, cầm máu và phục hồi nhanh chóng các tổn thương.
Với các phương pháp ngoại khoa, các bác sĩ có thể tiến hành bằng các kỹ thuật sau đây:
- Xâm lấn tối thiểu HCPT: Phương pháp này sử dụng sóng điện cao tần để làm sản sinh ra lượng nhiệt từ 80 - 90 độ C giúp làm quang đông và thắt nút các mạch máu nhanh chóng. Từ đó, giúp khắc phục tình trạng chảy máu hậu môn mà không gây nên các biến chứng và hạn chế tái phát ở mức thấp nhất.
- Phẫu thuật nội soi polyp hậu môn: Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp trực tiếp vào các khối polyp ở vùng hậu môn để loại bỏ gốc rễ căn bệnh.
- Phẫu thuật: Khi bệnh nhân bị chảy máu do rò hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đường rò, vệ sinh và loại bỏ những đường rò ngăn ngừa căn bệnh này tái phát.
Trường hợp chảy máu hậu môn nặng, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị ngoại khoa
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chảy máu hậu môn cũng như giải pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay. Đây là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên bạn không nên chủ quan mà cần có sự quan tâm đúng mức và kịp thời đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám khi cần thiết nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp