Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chế độ ăn giàu kiềm là gì? Những ai nên áp dụng chế độ ăn giàu kiềm?

Ngày 01/11/2022
Kích thước chữ

Xây dựng chế độ ăn giàu thực phẩm có tính kiềm và giảm những món ăn mang tính axit có thể giúp cải thiện sức khỏe là giả thuyết được các chuyên gia dinh dưỡng cân nhắc. Bài viết dưới đây sẽ đánh giá các bằng chứng khoa học đằng sau chế độ ăn giàu kiềm.

Thay thế các thực phẩm có tính axit cao và thường xuyên bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào chế độ ăn sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể trong việc trung hòa axit, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, có thể giúp ngăn chặn và cải thiện nguy cơ mắc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư.

Chế độ ăn giàu kiềm là gì?

Chế độ ăn giàu kiềm là xây dựng thực đơn lựa chọn những loại thực phẩm mang tính kiềm, có thể làm thay đổi nồng độ pH hay nói cách khác là độ axit hay kiềm, trong cơ thể con người. Nhằm “kiềm hóa” cơ thể và cải thiện sức khỏe.

Theo giả thuyết của nghiên cứu, họ cho rằng nếu cơ thể được nạp nhiều hơn các thực phẩm mang tính axit thì sau khi chuyển hóa sẽ để lại “tro” axit, máu trong cơ thể sẽ có tính axit hóa. Nếu thực phẩm để lại “tro” kiềm, máu sẽ trở nên kiềm hóa.

Cũng theo giả thuyết thì tro axit được cho là nguyên nhân làm cho cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh do virus xâm nhập, trong khi tro kiềm được xem là nhân tố bảo vệ.

Các thành phần trong thực phẩm mang tính axit để lại tro axit bao gồm chất đạm (protein), phốt-phát (phosphate) và sun-phua (sulfur).

Các thành phần trong thực phẩm mang tính kiềm để lại tro kiềm bao gồm can-xi (calcium), ma-nhê (magnesium) và potassium.

Một số nhóm thực phẩm được xem là mang tính axit, tính kiềm hay là trung tính:

  • Nhóm thực phẩm mang tính axit: Thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc và thức uống có cồn.
  • Nhóm thực phẩm trung tính: Chất béo tự nhiên (mỡ bò, mỡ heo, bơ…), chất đường bột
  • Nhóm thực phẩm mang tính kiềm: Các loại hạt, rau, củ, quả.
Phân loại nhóm thực phẩm Phân loại nhóm thực phẩm

Cơ thể cần tính kiềm hay tính axit?

Để xác định một chất hay một thực phẩm hay môi trường trong cơ thể có tính axit hay kiềm, người ta dựa trên chỉ số pH của chất đó:

  • pH từ 0 đến < 6.9 mang tính axit
  • pH = 7 là trung tính, hay không axit không kiềm.
  • pH từ 7.1 đến 14 mang tính kiềm.

Theo nghiên cứu, những người ủng hộ chế độ ăn giàu kiềm đề nghị nên thực hiện theo dõi nồng độ pH trong nước tiểu định kỳ. Nồng độ pH trong nước tiểu được khuyến khích nên mang tính kiềm (pH > 7.0) chứ không nên để mang tính axit (pH < 7.0).

Tuy nhiên, nồng độ pH trong cơ thể có sự không nhất định và thường biến đổi theo thời gian, không gian, thể trạng mỗi ngày.

Ngoài ra, mỗi bộ phận đảm nhiệm một nhiệm vụ lại tương thích với tính axit hay tính kiềm khác nhau, chẳng hạn:

Dạ dày trong cơ thể có chứa nhiều hydrochloric acid, với nồng độ pH từ 2 – 3.5 (mang tính axit cao). Chất axit này giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn.

Ngược lại, máu của chúng ta mang tính kiềm nhẹ, với nồng độ pH = 7.36 – 7.44

Khi độ pH trong cơ thể vượt ra ngưỡng giới hạn thông thường, các bộ phận kích thích hoạt động cân bằng có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Độ pH ảnh hưởng đến sức khỏe Độ pH ảnh hưởng đến sức khỏe

Thực phẩm gây ảnh hưởng đến nồng độ pH trong nước tiểu, nhưng không ảnh hưởng tới máu

Mục đích của giả thuyết trên được đưa ra nhằm giải quyết lo lắng rằng sức khỏe của bạn có thể bị suy giảm nếu như nồng độ pH trong máu vượt ra ngoài giới hạn thông thường. Khi đó, các tế bào trong cơ thể sẽ ngừng hoạt động thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi nồng độ pH cao cơ thể sẽ hoạt động để tự cân bằng độ pH. Cơ chế này được gọi là cân bằng nội môi axit kiềm .

Thực tế kết quả cho thấy thức ăn nạp vào cơ thể gần như không thể làm thay đổi nồng độ pH trong máu những người khỏe mạnh, thực phẩm chỉ làm dao động một chút độ pH nằm trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, thực phẩm hoàn toàn có thể làm thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu, mặc dù mức ảnh hưởng còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn nếu bạn nạp một phần bít tết lớn, sau khi đào thải những “chất thải” sinh ra trong quá trình trao đổi chất nước tiểu sẽ trở nên axit (toan hóa) vài giờ sau đó

Đào thải axit qua nước tiểu là một trong những cách mà cơ thể chúng ta làm để điều chỉnh lượng pH trong máu. Vì thế độ pH trong nước tiểu có thể ảnh hưởng bởi thực phẩm và không là đại diện cho pH của môi trường bên trong cơ thể.

Chế độ ăn giàu axit và bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương (osteoporosis) thuộc nhóm phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh, là hiện tượng xương yếu đi do mất khối lượng và thay đổi trong cấu trúc xương, có thể làm tăng rủi ro biến chứng gãy xương.

Giả thuyết cho rằng, chế độ ăn thực phẩm giàu axit có thể làm mất đi mật độ xương. Họ cho rằng chế độ ăn giàu khi đó cơ thể chúng ta sẽ tăng cường khoáng chất mang tính kiềm như canxi từ xương ra để kìm hãm lượng axit từ những thực phẩm axit. Caxi trong xương mất đi có thể gây loãng xương.

Tuy nhiên, giả thuyết này không chính xác khi bỏ qua chức năng của thận trong cơ thể. Nhiệm vụ của thận là đào thải axit, sản xuất ra các phân tử ion bicarbonate để trung hòa lượng axit trong máu và điều chỉnh độ pH trong cơ thể.

Hệ hô hấp trong cơ thể cũng đóng vai trò trong việc kiểm soát độ pH trong máu. Khi các ion bicarbonate từ thận đến gắn với axit trong máu, chúng tạo nên carbon dioxide (CO2 – chất thải ở thì thở ra) và tạo nên nước (thải ra qua đường tiểu).

Các bằng chứng khoa học về mỗi quan hệ giữa chế độ ăn giàu axit và bệnh loãng xương hoặc nguy cơ gãy xương vẫn còn chưa thống nhất. Thử nghiệm lâm sàng (thường cho kết quả chính xác hơn) đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu axit không có tác động đến mật độ canxi trong cơ thể con người.

Ngược lại, chế độ ăn này giúp cải thiện tình trạng xương qua việc làm tăng sự giữ canxi và kích thích nội tiết tố IGF-1 giúp làm lành cơ và xương.

Vì vậy, một chế độ ăn giàu đạm, giàu axit được xem là giúp cho xương chắc khỏe hơn, chứ không phải yếu đi.

Chưa có bằng chứng khoa học về mối quan hệ với bệnh loãng xương Chưa có bằng chứng khoa học về mối quan hệ với bệnh loãng xương

Mối liên quan giữa tính axit và ung thư

Hiện nay, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng tế bào ung thư chỉ có thể phát triển trong môi trường mang tính axit và có thể điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi bằng chế độ ăn giàu kiềm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá toàn diện đã kết luận rằng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa chế độ ăn gây tiết axit (toan hóa máu) và ung thư.

Thứ nhất, thực phẩm chế độ ăn thực phẩm giàu kiềm không giúp tăng nồng độ pH trong máu mang tính kiềm.

Thứ hai, tế bào ung thư có thể phát triển trong môi trường kiềm tính.

Chế độ ăn giàu kiềm là chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khuyến khích bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên chế độ ăn giàu kiềm giúp ngăn ngừa ung thư thực sự chưa được kết luận khoa học.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin