Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong tương đối cao. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng này. Trong khuôn khổ của bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hội chứng suy hô hấp và chỉ định thở oxy ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng suy hô hấp.
Vậy hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì? Chỉ định thở oxy ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng suy hô hấp ra sao? Các thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc nêu trên.
Hội chứng suy hô hấp là hội chứng rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, phổi của trẻ chưa trưởng thành dẫn đến không sản xuất đủ chất surfactant - hoạt chất tạo nên tính hoạt động bề mặt, làm giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho sự trao đổi khí và chức năng hô hấp của trẻ cũng chưa ổn định.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với trẻ sinh đủ tháng thì trẻ sinh non có nguy cơ gặp phải tình trạng suy hô hấp cao hơn. Không chỉ thường gặp ở trẻ sinh non, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh còn có thể xuất hiện ở những trẻ có đặc điểm sau đây:
Theo đánh giá của các chuyên gia, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là hội chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Hầu hết các triệu chứng của hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể được phát hiện sớm, ngay khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, một số triệu chứng của bệnh cũng có thể xuất hiện muộn trong khoảng 24 giờ sau sinh. Nhìn chung, trẻ bị suy hô hấp sẽ có các triệu chứng sau đây:
Mặc dù suy hô hấp được xem là bệnh nguy hiểm song các triệu chứng của bệnh cũng khá giống với các triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp và nhiễm trùng khác. Do vậy mà các bậc cha mẹ thường dễ nhầm lẫn và chủ quan. Hậu quả là dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia, việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não thất, suy tim, viêm ruột hoại tử, loạn sản phế quản phổi…
Như đã trình bày phía trên, suy hô hấp là hội chứng vô cùng nguy hiểm, chính vì thế ngay khi nhận thấy trẻ sơ sinh có bất cứ biểu hiện nào bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.
Đối với những trẻ được chẩn đoán là suy hô hấp, trẻ sẽ nhanh chóng được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị tích cực nhằm cải thiện chức năng hô hấp cho trẻ và hạn chế tối đa di chứng. Các biện pháp điều trị chính áp dụng đối với trẻ bị suy hô hấp bao gồm:
Chỉ định thở oxy ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng suy hô hấp ra sao? Đây vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sẽ có chỉ định thở oxy trong trường hợp:
Các phương pháp cung cấp oxy khi bác sĩ chỉ định thở oxy ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng suy hô hấp có thể kể đến như:
Để phòng ngừa hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, việc đầu tiên đó là cha mẹ cần chủ động giảm nguy cơ sinh non bởi sinh non là nguyên nhân chính khiến trẻ mắc hội chứng suy hô hấp. Các biện pháp giúp giảm nguy cơ sinh non có thể kể đến như:
Trong trường hợp buộc phải sinh sớm, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu dùng thuốc giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn nhằm tăng khả năng sản xuất chất hoạt động bề mặt, ngăn ngừa nguy cơ suy hô hấp xảy ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hội chứng suy hô hấp và chỉ định thở oxy ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng suy hô hấp. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào xoay quanh chủ đề hôm nay, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được giải đáp bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.