Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc giải đáp: SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?

Ngày 16/05/2022
Kích thước chữ

“SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?” là câu hỏi không chỉ 1 mà hàng triệu người muốn biết đáp án. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tưởng cũ mà không hề cũ này nhé!

Suy hô hấp là tình trạng nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng khôn lường, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Một trong những cách nhận biết hội chứng này là thông qua chỉ số SpO2 trong máu. Vậy chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?

Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?

SpO2 (hay tên gọi đầy đủ là Saturation of Peripheral Oxygen) là chỉ số bão hoà của oxy trong máu ngoại vi và đo gián tiếp qua da thông qua thiết bị đo lường.

Để đo chỉ số SpO2, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đo kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai của người bệnh. Thông qua quá trình phát ra và hấp thu làn sóng ánh sáng đi qua mạch máu của vị trí đo sẽ cho ra kết quả.

Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp

Chỉ số SpO2 giúp các bác sĩ biết được chính xác tình trạng của người bệnh (Ảnh minh hoạ)

Theo các chuyên gia về hô hấp, chỉ số SpO2 ở người khoẻ mạnh cần đạt ngưỡng 95 đến 100%. Với những người có kết quả đo SpO2 dưới 95% sẽ được xếp vào nhóm người bị tình trạng máu thiếu oxy. Trong tình trạng chỉ số SpO2 giảm, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu tiêu biểu như nhịp tim bất thường, khò khè, khó thở, ho, suy giảm trí nhớ, thay đổi màu sắc da,…

SpO2 dưới 92% là dấu hiệu suy hô hấp

Chỉ số SpO2 dưới 92% cho thấy người bệnh đã bị suy hô hấp (Ảnh minh hoạ)

Với trường lớn, chỉ số SpO2 dưới 92% không thở oxy và dưới 95% trong điều kiện có thở oxy là dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp. Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn của người lớn như sau:

  • Chỉ số SpO2 từ 93% - 95%: Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, có thể được chỉ định cho thở oxy.
  • Chỉ số SpO2 từ 90% - 93%: Kết quả này thể hiện chỉ số oxy trong máu thấp, tuỳ vào tình trạng cụ thể của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý nhất.
  • Chỉ số SpO2 dưới 92% trong điều kiện không thở oxy hay chỉ số SpO2 dưới 95% trong điều kiện có thở oxy: Người bệnh đang bị suy hô hấp.
  • Chỉ số SpO2 dưới 90%: Người bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số an toàn là trên 94%. Với những trường hợp chỉ số SpO2 dưới 92% (trong điều kiện không thở oxy) hoặc dưới 95% (trong điều kiện có thở Oxy) là dấu hiệu suy hô hấp nặng, cần cấp cứu khẩn cấp. Nếu chỉ số SpO2 dưới 90% rất có thể trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để có phương án điều trị kịp thời.

Chỉ số SpO2 có ý nghĩa gì?

Như vậy, chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi “SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?”. Bên cạnh việc hiểu rõ giá trị của chỉ số SpO2, vai trò của chỉ số này trong Y học cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số vai trò nổi bật nhất của SpO2:

  • Hồi sức cấp cứu cho người bệnh: Trong hồi sức cấp cứu người bệnh, chỉ số SpO2 được xem là chỉ số đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Bởi thông qua kết quả đo SpO2, các bác sĩ sẽ nắm bắt được chính xác tình hình sức khoẻ của người bệnh, đặc biệt là những trường hợp người bệnh phải sử dụng máy thở hoặc thở oxy.

Chỉ số SpO2 mang ý nghĩa quan trọng

Sử dụng kết quả đo SpO2 các bác sĩ sẽ biết được người bệnh có trong tình trạng cần được cấp cứu không (Ảnh minh hoạ)

  • Theo dõi và điều trị bệnh lý về hô hấp: Với những người bệnh hô hấp, chỉ số SpO2 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ vào chỉ số này, các bác sĩ sẽ biết được khi nào người bệnh cần them oxy và có phương pháp xử lý kịp thời tránh gặp phải những hậu quả không đáng có.
  • Phát hiện giảm thông khí: Giảm thông khí là tình trạng thường xuyên xuất hiện ở những người bệnh bị suy hô hấp với những triệu chứng như khó thở, ngộp thở khi làm việc gắng sức; đau đầu lúc thức dậy, thường xuyên ho,… Để đánh giá tình trạng thông khí có ở mức bình thường hay không, các bác sĩ thường sử dụng chỉ số SpO2 và đánh giá đây là phương pháp rất hữu ích giúp phát hiện tình trạng giảm thông khí.
  • Phát hiện tình trạng ngộ độc khí CO: Khí CO là khí rất độc hại với sức khoẻ, được tìm thấy nhiều trong đốt than. Loại khí này có thể làm giảm độ bão hoà của oxy trong máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Để xác định người bệnh có thực sự bị nhiễm khí độc CO không, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đo SpO2 và từ kết quả đo được sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2

Máy đo SpO2 không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, có những yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo. Một số yếu tố ảnh hưởng gồm:

  • Người bệnh bị hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.
  • Người bệnh liên tục cử động.
  • Người bệnh sử dụng mỹ phẩm, móng tay giả, sơn móng tay,...
  • Người sử dụng thuốc gây co thắt mạch máu.
  • Người bị vấn đề về nồng độ hemoglobin trong máu.

Những đối tượng nào cần phải đo chỉ số SpO2?

Thông qua đo chỉ số SpO2, các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng sức khoẻ của người bệnh, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp. Nhưng có một số đối tượng cần thực hiện đo chỉ số này gồm:

  • Người bệnh mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch như suy hô hấp, suy tim, tụt huyết áp, ngừng tuần hoàn hoặc truỵ tim mạch,…
  • Trẻ sinh non và bị suy hô hấp.
  • Người bệnh COVID-19.

Người bệnh COVID-19 là đối tượng hay sử dụng máy SpO2

SpO2 là thiết bị được sử dụng phổ biến với bệnh nhân nhiễm COVID-19 (Ảnh minh hoạ)

  • Bệnh nhân đang trong quá trình phẫu thuật.
  • Người bệnh bị đột quỵ não, thần kinh cơ mạn tính hoặc chấn thương ở tuỷ cổ kèm theo cơ hô hấp bị liệt,… đang trong quá trình hồi sức.

Một số lưu ý khi đo SpO2

Như đã trình bày ở trên, để đo được chỉ số SpO2 cần sử dụng thiết bị đo độ bão hoà oxy theo mạch đập. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần kẹp phần đo vào các bộ phận như đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Sau đó, khởi động máy và chờ trong khoảng từ 10 – 30 giây để máy đo chỉ số.

Trước khi đo, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để có được kết quả chính xác nhất:

  • Cần rửa sạch và thấm khô tay.
  • Với những người sử dụng sơn móng tay cần tẩy sạch lớp sơn.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể trong 5 phút để không ảnh hưởng tới trạng thái hô hấp.

Một vài trường hợp như người bệnh cử động liên tục, người bệnh sơn móng tay hoặc người bị huyết áp thấp sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả đo SpO2. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài như đo ở nơi quá sáng, ảnh sáng chiếu trực tiếp vào máy cũng ảnh hưởng tới kết quả.

Hồng Anh

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin