Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết axit uric hòa tan trong máu và đi đến thận, sau đó nó đi ra ngoài qua đường nước tiểu. Nếu cơ thể chúng ta sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không đào thải kịp thời sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao trong máu và gây ra một số bệnh lý như gút, bệnh thận… Vậy chỉ số axit uric an toàn là bao nhiêu và chỉ số axit uric 600 có bình thường không?
Chỉ số axit uric 600 có bình thường không? Tình trạng tăng axit uric máu rất phổ biến và thường được chẩn đoán sau khi bệnh gút hoặc sỏi thận gây ra các triệu chứng.
Chỉ số axit uric trong cơ thể là thước đo nồng độ axit uric trong máu. Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải purin, một chất có trong nhiều loại thực phẩm và cũng được cơ thể tổng hợp. Chỉ số này thường được sử dụng để giúp chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến axit uric, chẳng hạn như bệnh gút hoặc sỏi thận.
Giá trị bình thường của axit uric có thể khác nhau tùy vào phòng xét nghiệm và phương pháp đo. Tuy nhiên, thông thường giá trị bình thường ở nam giới là khoảng 3.4 - 7.0 mg/dL và ở nữ giới là khoảng 2.4 - 6.0 mg/dL. Khi chỉ số axit uric vượt quá ngưỡng bình thường có thể dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu, gây lắng đọng urat tại khớp và mô, dẫn đến bệnh gút.
Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức axit uric, chẳng hạn như chế độ ăn uống, di truyền, chức năng thận, sử dụng thuốc và một số bệnh lý khác. Khi nghi ngờ có vấn đề về axit uric, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm phù hợp.
Chỉ số axit uric 600 µmol/L (khoảng 10.1 mg/dL) là cao hơn mức bình thường. Thông thường, giá trị axit uric trong máu được coi là bình thường nằm trong khoảng:
Với chỉ số axit uric 600 µmol/L, bạn có khả năng rơi vào tình trạng tăng acid uric máu. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh gút, sỏi thận, hoặc các vấn đề khác liên quan đến axit uric. Lúc này, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như:
Nếu chỉ số này là kết quả kiểm tra của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống, lối sống, hoặc phương pháp điều trị nếu cần thiết. Bác sĩ có thể đưa ra các bước tiếp theo phù hợp để kiểm soát và điều chỉnh mức độ axit uric một cách an toàn và hiệu quả.
Tăng axit uric là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng nồng độ axit uric trong cơ thể cao. Tăng axit uric máu khiến axit uric kết tụ lại thành các tinh thể sắc nhọn. Các tinh thể này có thể lắng đọng trong khớp và gây ra bệnh gút một dạng viêm khớp đau đớn hoặc chúng cũng có thể tích tụ trong thận và hình thành sỏi thận.
Tăng axit uric máu rất dễ điều trị, người bệnh cần thay đổi một số khía cạnh trong thói quen hàng ngày của mình như điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập luyện thể thao. Mọi người có thể không nhận thấy mình bị tăng axit uric máu, đặc biệt là nếu nồng độ axit uric chỉ tăng nhẹ. Nhưng theo thời gian, sự tích tụ axit uric trong máu có thể dẫn đến đau và các triệu chứng khác và gây tổn thương khắp cơ thể.
Vì sao chỉ số axit uric tăng nhanh? Lượng axit uric dư thừa trong máu sẽ gây ra tình trạng tăng axit uric máu. Cơ thể tạo ra axit uric sau khi phân hủy purin. Purin xuất hiện tự nhiên và không gây hại với lượng nhỏ. Nhưng do xuyên ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao, bạn có thể làm tăng nồng độ axit uric theo thời gian. Thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao bao gồm:
Tăng axit uric có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Một số nhóm người có nhiều khả năng phát triển tình trạng tăng axit uric hơn, bao gồm những người:
Để phòng ngừa tăng axit uric máu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như tránh hoặc giảm tiêu thụ thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật và cá béo như cá ngừ, cá hồi. Tránh tiêu thụ đồ uống có đường, đặc biệt là nước ngọt có gas và nước trái cây chứa nhiều fructose. Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt là bia vì chúng làm tăng sản xuất axit uric và giảm khả năng đào thải axit uric của cơ thể.
Giảm cân nếu bị thừa cân hoặc béo phì có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, nên tránh giảm cân quá nhanh, vì điều này có thể tạm thời làm tăng nồng độ axit uric.
Uống nhiều nước giúp thận đào thải axit uric hiệu quả hơn, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và duy trì cân nặng lý tưởng.
Nếu đang sử dụng thuốc làm tăng nồng độ axit uric như thuốc lợi tiểu hoặc aspirin liều thấp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều dùng hoặc thay đổi thuốc. Định kỳ kiểm tra nồng độ axit uric, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị gút hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến axit uric.
Trên đây là giải đáp chỉ số axit uric 600 có bình thường không. Với chỉ số này, bạn có nguy cơ mắc bệnh gút, sỏi thận hoặc một số bệnh lý khác liên quan. Nếu bạn lo ngại về nồng độ axit uric 600, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.