Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu mới an toàn?

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Bạn biết chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu không? Nếu không, hãy đọc ngay bài viết này của Nhà thuốc Long Châu để biết cách kiểm tra và điều trị khi acid uric cao nhé!

Acid uric là một hợp chất hóa học tồn tại trong máu của chúng ta, bình thường thì chất này vô hại. Tuy nhiên, khi nồng độ chất này trong máu vượt quá giới hạn bình thường, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh gout và sỏi thận. Vậy chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sự hình thành acid uric trong cơ thể

Acid uric là một sản phẩm tồn tại tự nhiên trong cơ thể con người, được tạo ra trong quá trình phân giải purin - một loại hợp chất có sẵn trong một số thực phẩm hàng ngày mà chúng ta tiêu thụ. Các nguồn thường gặp của purin bao gồm thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu và bia.

Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu mới an toàn? 1
Một số thực phẩm chứa nhiều purin gây tăng acid uric

Tuy nhiên, khi chúng ta ăn quá nhiều các loại thực phẩm trên hoặc thận gặp vấn đề trong việc loại bỏ acid uric, nồng độ chất này trong máu có thể tăng lên. Tình trạng này được gọi là tăng acid uric máu và có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh gout và sỏi thận.

Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu trong cơ thể?

Chỉ số acid uric bình thường trong máu được giữ ở mức độ ổn định dưới 7.0 mg/dl (420 micromol/l) là an toàn nhất. Vậy chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu ở riêng nam và nữ? Theo các chuyên gia, chỉ số acid uric bình thường ở nam và nữ sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Nam giới có chỉ số acid uric bình thường là dưới 7,0 mg/dl, còn với nữ giới là dưới 6,0 mg/dl (khoảng 360 micromol/l).
  • Tổng lượng acid uric trong cơ thể của nam giới là khoảng 1200mg, ở nữ giới là khoảng 600mg.

Chỉ số acid uric bình thường cũng có thể thay đổi theo tuổi tác, thể trạng, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, sử dụng thuốc và các yếu tố khác. Do đó, để biết chính xác chỉ số acid uric của mình, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế và làm xét nghiệm định lượng acid uric trong máu.

Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu mới an toàn? 2
Nhiều người thắc mắc chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu

Hậu quả khi acid uric tăng cao

Tuy không phải tất cả các trường hợp tăng acid uric huyết đều gây ra bệnh, tuy nhiên một số bệnh lý có thể tăng nguy cơ xảy ra trong trường hợp này. Thường gặp là:

  • Bệnh gout: Đây là bệnh lý viêm khớp do tinh thể acid uric lắng đọng ở các khớp, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gout có thể gây ra các cơn đau khớp dữ dội, sưng, đỏ và nóng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gout có thể gây ra tổn thương khớp, xương và các mô xung quanh khớp.
  • Bệnh sỏi thận: Đây là bệnh lý do tinh thể acid uric lắng đọng ở thận, tạo thành các hạt nhỏ gọi là sỏi thận. Bệnh sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng như đau thắt lưng, đau bụng, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị, bệnh sỏi thận có thể gây ra suy thận.
  • Bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ acid uric cao có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp. Điều này có thể do acid uric gây ra viêm động mạch, làm hẹp và xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Nồng độ acid uric cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là vì acid uric làm giảm khả năng tiêu thụ insulin của cơ thể, làm tăng nồng độ đường trong máu.

Một số bệnh lý chẳng hạn như bệnh tim mạch có thể trở thành bệnh mãn tính nếu không điều trị kịp thời. Thậm chí là sau khi kiểm soát được nồng độ acid uric huyết, bệnh nhân vẫn có nguy cơ gắn bó với bệnh suốt đời. Vì vậy việc thường xuyên tái khám để đánh giá nồng độ acid uric định kỳ đóng vai trọng để có một sức khỏe bền vững,

Cần làm gì để giảm nồng độ acid uric huyết?

Để kiểm soát chỉ số acid uric trong máu, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Ăn uống hợp lý: Bạn nên hạn chế các thực phẩm giàu purin như phủ tạng động vật, thịt bò, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu,... Thay vào đó, hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ, các chất chống oxy hóa như nước ép trái cây, rau xanh, trà xanh,…
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống 2 lít nước để duy trì sức khỏe. Việc tăng thể tích dịch cơ thể góp phần pha loãng nồng độ acid uric trong máu và giảm tình trạng kết tinh trong bệnh gout, sỏi niệu.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu như: thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống ung thư, thuốc chống viêm khớp, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống đông máu,… Bạn cũng nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng của các loại thuốc này.
  • Kiểm tra chỉ số acid uric định kỳ: Bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm định lượng acid uric trong máu ít nhất một lần một năm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi xét nghiệm cần nhịn đói trước 8 tiếng, tránh ăn uống các thực phẩm giàu purin, uống rượu bia hoặc sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ acid uric.
Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu mới an toàn? 3
Uống đủ nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh gout

Những yếu tố trên đây đều có thể ảnh hưởng đến chỉ số acid uric trong máu của người bệnh. Người bệnh cần nắm rõ các yếu tố này, để có thể điều chỉnh chế độ sống và điều trị phù hợp, nhằm duy trì chỉ số acid uric ở mức độ an toàn và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết được chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu. Từ đó có thể thêm kiến thức để bảo vệ bản thân cho sức khỏe và gia đình một cách hợp lý nhất. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất tại Nhà thuốc Long Châu để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm nhé!

Xem thêm: Acid uric 520 là mức cao hay thấp?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin