Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Mỡ máu là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe tim mạch và chuyển hóa của cơ thể. Vậy chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu và các thành phần cụ thể có trong mỡ máu như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến chỉ số mỡ máu để giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Khi nói đến chủ đề về mỡ máu, không ít người vẫn nghĩ rằng mỡ máu không tốt cho sức khỏe do nó có chứa cholesterol. Vậy chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu? Làm thế nào khi chỉ số mỡ máu bất thường?
Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là chất béo có trong máu và gồm có hai thành phần chính là:
Theo các chuyên gia y tế cho biết, lipid máu được phân loại thành 4 dạng, bao gồm:
Cơ thể con người cần phải có một lượng mỡ máu nhất định để duy trì hoạt động bình thường. Vậy chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu, là một câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người trên các diễn đàn sức khỏe. Theo đó, lipid máu được tính bằng đơn vị mg/dL (miligam trên decilit). Chỉ số mỡ máu bao gồm tổng lượng về các thành phần trong mỡ máu. Dưới đây là chỉ số mỡ máu bình thường, cụ thể như sau:
Tổng lượng cholesterol trong phạm vi ở người lớn như sau:
Mức LDL-C trong phạm vi đối với người lớn:
Mức HDL-C: > 40 mg/dL. Đây là loại cholesterol tốt có tác dụng giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý tim mạch, do đó HDL-C càng cao thì rủi ro đối với sức khỏe càng thấp. Nếu mức HDL-C ≥ 60 mg/dL thì được coi là mức bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mức triglyceride trong phạm vi đối với người lớn:
Chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn so với mức bình thường là một dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn lipid máu đang diễn ra trong cơ thể.
Chúng ta vừa tìm hiểu về vấn đề “chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu?”, tiếp theo Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn về cách làm thế nào để biết được chỉ số lipid máu bình thường hay bất thường nhé!
Theo đó, bạn cần thực hiện xét nghiệm cholesterol (bilan mỡ máu) để kiểm tra chỉ số mỡ máu trong cơ thể. Đây là một loại xét nghiệm máu nhằm đo lường mức cholesterol và triglyceride trong máu, từ đó giúp xác định nguy cơ tích tụ mỡ và hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch có thể dẫn đến tình trạng thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch chạy khắp cơ thể.
Người bệnh thực hiện xét nghiệm cholesterol cần phải nhịn ăn từ 9 - 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu, có thể uống nước lọc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích làm xét nghiệm mà có một số loại xét nghiệm cholesterol không yêu cầu phải nhịn ăn, do đó bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn.
Đi kèm với câu hỏi “chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu?”, nhiều người cũng đưa ra thắc mắc rằng “cần làm gì khi chỉ số mỡ máu bất thường?”. Dưới đây là hướng điều trị khi chỉ số mỡ máu bất thường, cụ thể như sau:
Chỉ định đầu tiên được đưa ra khi bị rối loạn lipid máu hay chỉ số mỡ máu không ở mức bình thường là thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống và vận động. Cụ thể như sau:
Nếu tình trạng mỡ máu cao không được cải thiện khi đã thay đổi lối sống theo hướng tích cực, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị và kiểm soát mức lipid trong máu. Bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ và tác dụng của thuốc… để lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:
Để duy trì mức mỡ máu ổn định, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu là câu hỏi quan trọng mà bất kỳ ai quan tâm đến sức khỏe tim mạch đều nên hiểu rõ. Việc kiểm tra mỡ máu định kỳ, kết hợp ăn uống lành mạnh, vận động và tuân thủ điều trị giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và sống khỏe mạnh lâu dài. Nếu bạn chưa từng xét nghiệm mỡ máu, hãy bắt đầu ngay hôm nay để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.