Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chia sẻ mẹo chữa sặc cơm lên mũi nhanh và hiệu quả

Ngày 10/11/2023
Kích thước chữ

Sặc cơm là tình trạng quen thuộc, nhiều người gặp phải. Khi đang ăn cơm mà bị sặc cơm, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa sặc cơm lên mũi trong bài viết sau để khắc phục.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị sặc cơm, trong đó bao gồm ăn nhiều, ăn quá nhanh,… Đối với các trường hợp sặc cơm nhẹ có thể dùng các mẹo chữa sặc cơm lên mũi tại nhà để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nguyên nhân gây sặc cơm lên mũi

Trước khi đi sâu tìm hiểu mẹo chữa sặc cơm lên mũi, bạn cũng nên nắm được những tác nhân dẫn đến tình trạng này nhằm phòng tránh, hạn chế số lần bị sặc cơm. Thực chất, trong quá trình ăn uống rất khó có thể tránh được sặc cơm. Nói chuyện trong khi ăn, nuốt nhanh, ăn nhanh,… hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn bị sặc cơm lên mũi.

Việc ăn bị sặc cơm lên mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những tác nhân thường gặp nhất:

Người già và trẻ nhỏ: Đây là 2 đối tượng rất dễ bị sặc cơm lên mũi, cần thận cẩn trọng trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Người lớn tuổi thường có vấn đề về phổi, các bệnh lý như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,… dẫn đến di chứng và phản ứng nhai nuốt giảm. Trong khi đó, trẻ em với cổ họng nhạy cảm, chưa phát triển hoàn toàn dễ bị sặc cơm.

Chia sẻ mẹo chữa sặc cơm lên mũi nhanh và hiệu quả 1
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sặc cơm lên mũi

Nói chuyện khi đang ăn: Nếu bạn là người hay nói chuyện trong lúc ăn thì nguy cơ rất cao sẽ bị sặc cơm lên mũi đấy. Khi vừa ăn vừa nói chuyện, thanh môn sẽ mở ra, hầu họng có chứa thức ăn cũng sẽ đẩy cơm lên và khiến bạn bị sặc. Ngoài việc gây sặc cơm, thói quen vừa ăn vừa nói còn giảm hiệu quả của hàm, thức ăn chưa được nhai kĩ đã nuốt, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, khó tiêu, đầy hơi,…

Vừa ăn vừa uống: Đây là nguyên nhân phổ biến, khiến mọi đối tượng bị sặc cơm lên mũi. Mẹo chữa sặc cơm lên mũi có hiệu quả lâu dài bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, giữ chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn uống cùng lúc.

Ăn quá nhanh: Một trong những nguyên nhân gây sặc cơm lên mũi cũng khá phổ biến, đó là khi bạn ăn quá nhanh. Việc ăn nhanh, ăn vội vàng không những hại dạ dày mà còn tăng nguy cơ sặc cơm, các cơ quan ở cổ họng chưa kịp thời điều hướng và dễ bị sặc cơm. Hơn thế nữa, khi ăn gấp gáp, tinh thần chịu áp lực lớn, stress, căng thẳng,… cũng khiến việc ăn uống gặp nhiều cản trở hơn.

Ăn khi đang nằm: Ăn trong tư thế nằm cũng là nguyên nhân làm bạn dễ bị sặc cơm hơn. Khi ở tư thế nằm, các cơ quan, bộ phận hỗ trợ kiểm soát hoạt động nuốt, đưa thức ăn xuống dạ dày khó hoạt động hơn và thức ăn dễ “lạc” sang ống thở và gây sặc. Đối với trẻ em khi vừa ăn vừa nằm có thể dẫn đến sặc, hóc thức ăn kích thước lớn khiến trẻ khó thở, thở mệt, thở khò khè, quấy khóc, khó chịu,…

Bị sặc cơm lên mũi có sao không?

Ngoài thắc mắc về mẹo chữa sặc cơm, nhiều người cũng muốn biết thêm khi bị sặc cơm lên mũi có sao không. Sặc cơm không phải tình trạng nguy hiểm nhưng gây khá nhiều khó chịu và bất tiện cho người bị. Điều đầu tiên bạn có thể cảm nhận sau khi sặc cơm lên mũi là cảm vướng ở đường thở, ho liên tục, hắt hơi,… Đây đều là phản xạ tự nhiên để cơ thể đẩy vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp.

Chia sẻ mẹo chữa sặc cơm lên mũi nhanh và hiệu quả 2
Sặc cơm lên mũi có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, trào ngược, khó nuốt,...

Đối với các đối tượng nhạy cảm như người lớn tuổi hay trẻ nhỏ cần hết sức cẩn trọng với sặc cơm lên mũi. Theo khảo sát, sặc cơm lên mũi có thể làm tăng đến 50% nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não,… ở người lớn tuổi.

Không chỉ vậy, tình trạng sặc cơm lên mũi xảy ra nhiều lần còn là dấu hiệu cảnh báo hội chứng khó nuốt, người bệnh có thể bị ho dai dẳng, mệt mỏi, khàn tiếng, khó thở, đau tức ngực, khó nuốt, trào ngược, buồn nôn, nôn mửa,…

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi hiệu quả

Nếu bạn bị sặc cơm lên mũi gây ra nhiều cảm giác khó chịu, hãy áp dụng một số mẹo chữa sặc cơm lên mũi sau đây để khắc phục phần nào tình trạng này.

Ứng dụng phương pháp Heimlich chữa sặc cơm lên mũi

Heimlich hay còn gọi là phương pháp đẩy bụng, đây là mẹo chữa sặc cơm lên mũi được nhiều chuyên gia hướng dẫn áp dụng, đặc biệt trong các trường hợp bị sặc nghiêm trọng, dị vật lớn trong cổ họng, đường thở.

Trước khi ứng dụng, bạn cần kiểm tra tình trạng sặc cơm có nặng không, nếu nghiêm trọng, khiến người bệnh ngạt thở, khó thở,… thì nên áp dụng để sơ cứu kịp thời, nhanh chóng. Đa số các trường hợp sặc cơm đều khá nhẹ nên bạn có thể cân nhắc phương pháp trên.

Dùng xịt rửa mũi để chữa sặc cơm

Một mẹo chữa sặc cơm lên mũi nữa cũng rất hiệu quả, dễ ứng dụng và giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng, đó là dùng xịt rửa mũi. Nếu hạt cơm nằm ở vị trí khuất, mắc kẹt lại và không lấy ra được bằng cách ho, hắt hơi,… thông thường, bạn có thể dùng đến xịt rửa mũi để khắc phục. Lặp lại các động tác rửa mũi thông thường 2 – 3 lần, hạt cơm sẽ được loại bỏ an toàn, không đau đớn.

Hít mạnh

Khi bị sặc cơm, bạn có thể dùng mẹo chữa sặc cơm lên mũi này để dễ đẩy cơm bị sặc ra ngoài hơn. Hít một hơi thật mạnh khiến hạt cơm trôi xuống dạ dày, trở về đúng vị trí ban đầu và giảm nhanh cảm giác kích ứng ở đường thở. Nếu sau khi hít mạnh bạn thấy hạt cơm vẫn còn ở đường thở, hãy thử thêm 1 – 2 lần nữa để khắc phục.

Chia sẻ mẹo chữa sặc cơm lên mũi nhanh và hiệu quả 3
Hít thật mạnh là mẹo chữa sặc cơm lên mũi hiệu quả

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa sặc cơm lên mũi

Tuy rằng mẹo chữa sặc cơm có hiệu quả nhanh và dễ thực hiện nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Người tiến hành sơ cứu cho người bị sặc cơm cần giữ tinh thần vững, ổn định, bình tĩnh và thực hiện đúng, đầy đủ các bước.
  • Khi bị sặc cơm lên mũi nên tránh hoảng loạn khiến hạt cơm vướng sâu hơn.
  • Người lớn tuổi và trẻ em bị sặc cơm lên mũi cần chú ý nhiều đến phản ứng, biến chứng sau đó (nếu có).
  • Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bị sặc nhiều, dị vật có kích thước lớn, bệnh nhân khó thở, tím tái, mệt mỏi,…

Mong rằng qua những chia sẻ về mẹo chữa sặc cơm lên mũi từ Nhà thuốc Long Châu trên đây đã giúp ích cho bạn. Trong lúc ăn cơm bạn nên chú ý ăn chậm nhai kỹ, tránh kích động, hạn chế nói chuyện, cười đùa,… để giảm nguy cơ bị sặc cơm lên mũi trong lúc ăn.

Xem thêm:

Điều gì xảy ra nếu bạn nằm ngay sau bữa ăn?

Mẹo chữa ho gà tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin